Một xe chở khách du lịch Việt Nam tại Ai Cập bị đánh bom hôm 28/12. Bốn người bị chết và nhiều người bị thương. Ai đứng sau vụ tấn công này?
Vụ đánh bom nhắm vào xe chở du khách Việt Nam có thể được thực hiện bằng thiết bị nổ tự chế dạng ḿn định hướng chứa nhiều mảnh văng và IS có thể là tổ chức đứng sau.
Nạn nhân người Việt trong bệnh viện Ai Cập sau vụ đánh bom Các du khách người Việt bị thương trong vụ đánh bom hôm 28/12 tại Ai Cập được đưa vào cấp cứu tại bệnh viện Al Haram. Một số người hiện đă tỉnh và được cảnh sát lấy lời khai.
Nhận xét về vụ đánh bom hôm 28/12 tại Ai Cập, chuyên gia quân sự Oded Berkowitz từ tập đoàn dịch vụ an ninh Max Security Solution nhận định thiết bị được sử dụng có thể là một loại thiết bị nổ tự chế (IED) dạng ḿn định hướng.
Ngoài ra, các chuyên gia cũng đang tranh căi về lực lượng đứng sau vụ tấn công này, trong các khả năng có tổ chức Nhà nước Hồi giáo (IS).
Nghi vấn ḿn định hướng mảnh văng được sử dụng
"Hư hại gây ra (từ vụ nổ) cho thấy rơ một thiết bị nổ tự chế dạng ḿn định hướng phân mảnh được sử dụng", ông Berkowitz viết trên Twitter cá nhân không lâu sau vụ tấn công.
Ḿn định hướng phân mảnh là loại thiết bị chứa nhiều vật thể kim loại nhỏ bên trong, thường là bi thép hoặc đinh sắt. Vùng sát thương chính của loại vũ khí này là ṿng cung 60 độ phía trước thiết bị nổ.
Thân xe có nhiều vết lơm nhỏ, trong khi cửa kính vỡ vụn hoàn toàn sau vụ đánh bom. Ảnh: Euronews.
Khi phát nổ, những mảnh văng kim loại sẽ phát tán ra xung quanh với tốc độ rất lớn, thường trên 4.000 km/h. Các mảnh văng bắn ra từ ḿn định hướng có thể gây tử vong cho sinh vật sống trong phạm vi bán kính 50 m. Ở khoảng cách xa tới 250 m, người chịu tác động vẫn có thể bị thương tật.
H́nh ảnh về chiếc xe bus chở đoàn du khách Việt Nam cho thấy trên thân xe có nhiều vết lơm nhỏ, trong khi cửa kính vỡ vụn hoàn toàn. Đây là dấu hiệu cho thấy ḿn định hướng mảnh văng có thể đă được sử dụng.
Giả thiết về tổ chức gây ra vụ tấn công
Tới thời điểm hiện tại, chưa có nhóm nào đứng ra nhận trách nhiệm về vụ tấn công hôm 28/12. Chuyên gia Berkowitz nhận định đứng sau vụ tấn công có thể là phong trào Hồi giáo Hasm, tổ chức khét tiếng từng gây ra nhiều vụ tấn công khủng bố vài năm qua tại Ai Cập.
"Nhóm vũ trang duy nhất thường xuyên sử dụng các loại thiết bị nổ như vậy trong các vụ tấn công tại Ai Cập thời gian qua là Hasm", ông Berkowitz nhận xét sau khi quan sát thiệt hại mà chiếc xe bus phải chịu sau vụ nổ bom.
Phong trào Hasm là một nhóm phiến quân Hồi giáo xuất hiện từ năm 2015, hoạt động chủ yếu tại Ai Cập. Cả Anh và Mỹ đều liệt Hasm vào danh sách các tổ chức khủng bố.
Kho vũ khí chứa ḿn định hướng mảnh văng của Hasm bị thu giữ. Ảnh: Twitter.
Năm 2017, Hasm từng tiến hành một vụ tấn công cũng sử dụng ḿn định hướng chứa mảnh văng nhắm vào một đồn cảnh sát ở thủ đô Cairo. Vụ tấn công mà Hasm gọi là đ̣n trả đũa sau vụ cảnh sát trấn áp người biểu t́nh đă khiến 1 cảnh sát thiệt mạng và 4 người bị thương.
Tuy nhiên, chuyên gia từ Max Security Solution cũng cho hay Hasm và các tổ chức phụ thuộc luôn tránh thực hiện các vụ tấn công có thể gây thương vong cho dân thường.
Ông Berkowitz đánh giá nếu vụ tấn công liên quan tới Hasm, có khả năng tổ chức này đă đánh bom nhầm mục tiêu. Ông cũng đặt ra giả thuyết Hasm thay đổi đường lối hoạt động nhưng cho rằng khả năng này khó có thể xảy ra.
IS đứng sau vụ tấn công?
Một tổ chức khác bị nghi đứng sau vụ tấn công là Nhà nước Hồi giáo tự xưng (IS). Ông Berkowitz cho biết IS từng sử dụng thiết bị nổ tự chế dạng ḿn định hướng trong các vụ tấn công ở Cairo giai đoạn 2015-2016. Tổ chức này cũng từng đánh bom một xe bus chở khách du lịch của Israel.
Từ năm 2016, IS dường như đă thay đổi chiến thuật các vụ tấn công, chuyển sang xả súng và đánh bom cảm tử, chủ yếu nhắm vào cộng đồng người theo đạo Cơ Đốc ở Ai Cập. Mục tiêu của IS là nhằm kích động hận thù sắc tộc và tôn giáo, làm suy yếu mối quan hệ giữa các cộng đồng dân cư, từ đó gây bất ổn cho Ai Cập.
Tuy nhiên, chiến lượng này của IS đă thất bại hoàn toàn. Dù nhiều cuộc tấn công đă sát hại những nhân vật có máu mặt, gây thương vong lớn cho các cộng đồng dân cư và gây bất b́nh trong dư luận v́ chính phủ không thể duy tŕ an ninh, IS đă không thể kích động bạo loạn trong đa số dân chúng.
Một nhóm vũ trang chân rết của IS tại Ai Cập. Ảnh: Al Arabic.
Chuyên gia an ninh của Max Security Solution đánh giá đây là dấu hiệu cho thấy có vẻ như IS đang quay trở lại với chiến lược cũ, khủng bố tinh thần người du lịch nhằm gây thiệt hại cho nền kinh tế và hủy hoại h́nh ảnh quốc tế của Ai Cập, mục đích cuối cùng là gây ra t́nh trạng bất ổn.
"Xét về quan điểm lợi ích và tư tưởng, tôi cho rằng đặc điểm của vụ đánh bom xe chở du khách này nhiều khả năng do IS thực hiện hơn", ông Berkowitz kết luận.
Hiện tại, nhà chức trách Ai Cập đang đẩy nhanh tiến độ điều tra các chi tiết liên quan tới vụ tấn công khiến 4 người thiệt mạng, trong đó có 3 công dân Việt Nam.
Tổng chưởng lư Nabil Ahmed Sadiq đă giao cơ quan Công tố an ninh nhà nước tối cao và văn pḥng Công tố Nam Giza điều động lực lượng tới hiện trường vụ tấn công và tiến hành các biện pháp khám nghiệm cần thiết, lấy lời khai của nhân chứng và những người bị thương.
Ông Sadiq cũng yêu cầu khẩn trương khám nghiệm tử thi, lập báo cáo về nguyên nhân tử vong và các mẫu vật thu được tại hiện trường để xác định những vật liệu nào được sử dụng trong vụ nổ.