Các chuyên gia cho rằng tương lai bất trắc đón đợi EU? Có rất nhiều vấn đề mà châu Âu đang phải đối mặt. Những nhà chính trị sẽ xoay chuyển ra sao năm 2019?
Ngă rẽ mà nước Anh lựa chọn trên con đường chia tay Liên minh châu Âu (EU) vẫn là câu hỏi bỏ ngỏ, thậm chí nguy cơ khủng hoảng này c̣n lan sang cả Pháp và Italy cũng như nhiều phần khác cùng viễn cảnh các lực lượng dân túy chiếm ưu thế trong cuộc bầu cử Nghị viện châu Âu vào tháng 5 tới, đang báo hiệu một tương lai đầy bất trắc đón đợi "lục địa già" trong năm 2019.
Cuộc biểu t́nh “áo vàng” tại Pháp đang đe dọa đến sự đoàn kết của châu Âu.
Trên thực tế, hiện EU đang mắc kẹt trong muôn trùng khó khăn, đe dọa trực tiếp đến sự sống c̣n của liên minh này.
Dư luận đang rất lo ngại liệu việc Anh rời khỏi EU (c̣n gọi là Brexit) sẽ diễn ra trong trật tự hay hỗn loạn. Kết quả tiến tŕnh đàm phán Brexit trong năm qua cho thấy EU và Anh rất khó thỏa hiệp, dù cả hai đều nói quan hệ song phương luôn là đặc biệt nhất mà không nước thứ ba nào sánh được.
Trên thực tế, EU luôn tỏ rơ lập trường cứng rắn đến kinh ngạc trong tiến tŕnh đàm phán với Anh, đưa Thủ tướng Theresa May nhiều lần vào thế khó. Điều này có thể hiểu là EU muốn bày tỏ t́nh đoàn kết nội khối, và muốn dùng nước Anh để cảnh báo thành viên EU nào muốn rời khối. Do đó, nếu hỗn loạn xảy ra, sẽ có nhiều người thua cuộc và quan hệ Anh-EU sẽ bị “đầu độc” trong một thời gian dài. Không ai ở bờ bên kia của biển Manche lại mong muốn kết quả như vậy. Cuộc sống sẽ tiếp tục sau “cuộc ly hôn” và nh́n chung việc duy tŕ một mối quan hệ lành mạnh là lợi ích của cả hai bên.
Ngay cả sau khi Brexit trở thành hiện thực, giới lănh đạo EU cũng khó bề giải quyết được cuộc khủng hoảng Italy đang nhen nhóm có thể "bùng cháy" bất cứ lúc nào. Rơ ràng trước một Italy cần sự tăng trưởng mà sẽ đ̣i hỏi hiện đại hóa toàn diện nền kinh tế, c̣n EU phải chứng tỏ sự linh hoạt, trong khi ủng hộ các quy tắc để củng cố sự ổn định của đồng tiền chung báo hiệu các cuộc đàm phán phức tạp và lâu dài c̣n nằm ở phía trước.
Trong khi đó, tại Pháp, dù phe “áo vàng” đă hợp nhất những yêu cầu của họ về kinh tế sau khi ban đầu họ đổ ra đường đơn thuần chỉ để phản đối thuế nhiên liệu. Nguyên nhân dẫn tới điều này là những thành phần bất măn về sự mai một của lối sống truyền thống trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập châu Âu đă nhanh chóng len lỏi vào phe "áo vàng". Thực tế này đang diễn ra tại hầu hết các nước phương Tây khi sự bất măn này thường tập trung ở các cử tri trung lưu và tầng lớp lao động truyền thống - những người cho rằng thỏa thuận xă hội thời hậu chiến là vô giá trị và làm việc chăm chỉ không c̣n đảm bảo cho an ninh kinh tế cũng như sự phát triển của xă hội. Do vậy, một khi không thể giải quyết các mâu thuẫn này, giới chức EU sẽ không thể giành được sự tin tưởng của dân chúng.
Không chỉ vậy, cuộc khủng hoảng chính trị nội bộ của châu Âu c̣n được dự báo sẽ gây ra sự rối loạn trên trường quốc tế, trong khi cuộc chiến thương mại Mỹ và Trung Quốc có thể lan sang cả EU. Nói cách khác, kinh tế toàn cầu đang dần suy yếu, trong khi tăng trưởng tiếp tục chậm lại trong những tháng tới đây.
Khi đó, vấn đề sẽ trở nên phức tạp hơn khi cán cân quyền lực toàn cầu sẽ thay đổi từ Tây sang Đông, khủng hoảng khí hậu gia tăng, các công nghệ mới về kỹ thuật số đang cách mạng hóa cuộc sống và công việc của người dân, làn sóng tị nạn và di cư đang khiến cho những người theo chủ nghĩa dân túy thêm tức giận. Hiện sự trỗi dậy của Trung Quốc và cuộc cách mạng trong lĩnh vực trí tuệ nhân tạo dường như đang gạt châu Âu sang một bên.
Phải thừa nhận một thực tế là các cuộc khủng hoảng đe dọa châu Âu chắc chắn sẽ ngày càng hiện hữu và năm 2019 sẽ là một năm mang tính quyết định đối với số phận của châu Âu. Dẫu sao th́ châu Âu vẫn phải lựa chọn việc đoàn kết, và con đường này chắc chắn không thể bằng phẳng.