Một số người Indonesia trái ngược với không khí và vẻ mặt có phần vui tươi ấy, khi trở về vùng sóng thần tàn phá để chụp ảnh tự sướng với 'cảnh hoang tàn mới được nhiều like', khiến nơi đây đã trở thành điểm nóng mà những "tín đồ tự sướng" ùn ùn kéo tới, thậm chí nhiều người lái xe hàng giờ liền để có mặt ở đây gây bức xúc.
Solihat và 3 người bạn của mình chuẩn bị đầy đủ dụng cụ chụp ảnh tự sướng. Họ đứng trên bãi biển thuộc tỉnh Baten, một trong những nơi bị sóng thần tấn công trong sự kiện thảm họa giết chết hơn 500 người.
Khăn trùm đầu của 4 cô gái cũng đầy màu sắc như xanh lá, hồng; trong khi một người giơ ngón tay chữ V. Trái ngược với không khí và vẻ mặt có phần vui tươi ấy, "phông nền" xung quanh thật buồn thảm: bốn bề là nước lũ, ô tô nằm trơ trọi giữa vô số mảnh vỡ hoang tàn.
Solihat và 3 người bạn chụp ảnh tự sướng tại khu vực sóng thần (Ảnh: Guardian)
Khu vực này với nhiều người là nghĩa trang chứng kiến bao cuộc đời bị cuốn trôi trong cơn sóng nghiệt ngã, hàng ngàn người khác mất đi người thân yêu và tài sản quý giá. Tuy vậy, đối với một số người khác, nơi đây đã trở thành điểm nóng mà những "tín đồ tự sướng" ùn ùn kéo tới, thậm chí nhiều người lái xe hàng giờ liền để có mặt ở đây.
Solihat là một trong số đó. Người phụ nữ 40 tuổi nói rằng nhóm bạn của cô đã đi 2 tiếng đồng hồ từ thành phố Cilegon. Họ thuộc một nhóm tình nguyện, đến để trao tặng quần áo cho các nạn nhân vụ sóng thần. Và lí do để chụp ảnh tự sướng?
"Những bức ảnh này sẽ được đăng lên Facebook như bằng chứng chúng tôi đã đến và cứu trợ", Solihat cho biết. Cô nói thêm rằng mọi người sẽ nghĩ chụp tự sướng là nông cạn, nhưng trong tình huống bất thường này, những bức ảnh lại cho thấy sự sâu sắc.
"Khi mọi người nhìn thấy khung cảnh bị tàn phá, họ sẽ nhận ra rằng mình đã sống hạnh phúc như thế nào. Cảnh hoang tàn có nhiều lượt like. Và có lẽ rằng nó sẽ nhắc mọi người biết trân trọng cuộc sống nhiều hơn nữa", Solihat nói.
Valentina Anastasia cũng đã đi suốt 3 giờ đồng hồ để "thăm" khu vực chịu thảm họa (Ảnh: Guardian)
Khi phóng viên Guardian đặt câu hỏi liệu có hợp lí và nhân đạo hay không, nếu lỡ như trong ảnh tự sướng của bạn chụp được thi thể các nạn nhân vụ sóng thần. Điều này rất khó thể xảy ra khi mà ít nhất 154 người còn mất tích. Họ có lẽ đang nằm dưới mặt nước đục ngầu hay những đống đổ nát đầy rẫy của dải duyên hải này. Đáp lại, cô Solihat khẳng định: "Điều đó phụ thuộc vào mục đích của mỗi người. Nếu muốn khoe khoang, đừng làm vậy. Còn nếu như bạn muốn chia sẻ niềm đau buồn thì điều đó sẽ ổn".
Ông Bahrudin thất vọng khi nhìn thấy dòng người lũ lượt đến chụp ảnh tự sướng (Ảnh: Guardian)
Tuy nhiên, cũng theo Guardian, không nhiều người chụp ảnh selfie bày tỏ rõ sự đau buồn tiếc thương của họ. Chẳng hạn như một người phụ nữ mặc trang phục như trong quân đội, lội qua dòng nước ngập đến đầu gối, tìm đến phế tích của chiếc xe SUV giữa cánh đồng để cho ra một tấm hình tự sướng ấn tượng.
Chủ nhân của chiếc xe, ông Bahrudin, 40 tuổi, người đại diện tổ nông dân ở địa phương cũng có mặt gần đó. Ông phiền lòng trước việc làm của các "du khách". Khi được hỏi suy nghĩ về những bức ảnh sẽ "gây bão mạng xã hội", người đàn ông chỉ buông ra 2 chữ: "Thất Vọng"!
Indonesia 2018 - một đất nước hứng chịu quá nhiều đau thương suốt một năm trời. Thế nhưng vì sao vẫn còn một bộ phận lại có suy nghĩ và hành động gây tranh cãi đến thế?
Cách những nhóm người chụp ảnh tự sướng không xa, 22 nghìn người Indonesia khác gào khóc trước sự ra đi của người thân, hoặc hoảng sợ tháo chạy sau lời cảnh báo của chính quyền, rằng núi lửa và sóng thần có nguy cơ tiếp tục tấn công...
22.000 người dân tỉnh Lampung sơ tán vào thứ tư 26/12