Tổng thống Mỹ Donald Trump đă có quyết định bất ngờ rút quân tại Syria. Việc này là giọt nước tràn ly khiến Bộ trưởng Quốc pḥng Mỹ từ chức. Sau đó những cụm từ “kinh ngạc, không hài ḷng, choáng váng...” xuất hiện trên các trang báo để mô tả về quyết định rút quân khỏi Syria của Tổng thống Mỹ.
Ngày 19/12/2018, những cụm từ “kinh ngạc, không hài ḷng, choáng váng...” được xuất hiện trên các trang báo để mô tả về quyết định rút quân khỏi Syria của Tổng thống Mỹ, Donald Trump.
Năm 2014, Mỹ đă đưa quân đến Syria để tiêu diệt tổ chức Nhà nước Hồi giáo (IS), hiện số quân Mỹ ở Syria vào khoảng 2.000 người.
Mặc dù đây chỉ là một phần nhỏ trong tổng số 1,35 triệu quân nhân đang tại ngũ nhưng tại sao quan chức các cấp của Mỹ lại phản đối mạnh mẽ như vậy?
Đoàn xe của quân đội Mỹ di chuyển gần làng Yalanli, ngoại ô thành phố Manbij phía bắc Syria (Ảnh: Reuters).
Ba chỉ trích
Ngay trong nội bộ giới cầm quyền Mỹ cũng rất bất ngờ với quyết định này của Tổng thống Donald Trump, bởi v́ họ cho rằng động thái này đi ngược lại lợi ích của một số chính sách lớn của Mỹ.
Người phát ngôn Nhà Trắng, Sarah Sanders cho biết đây là đặc quyền của Tổng thống.
Ngày 19/12/2018, Chủ tịch Ủy ban đối ngoại của Thượng viện Mỹ Bob Corker nói:
“Quyết định này khiến toàn thể Washington cảm thấy kinh ngạc, rất khó tưởng tượng có vị Tổng thống tỉnh táo nào lại đưa ra quyết định như vậy, không có bất kỳ sự trao đổi và chuẩn bị nào trước khi hành động". [2]
Theo hăng CNN, Tổng thống Donal Trump đưa ra quyết định này vào ngày 18/12/2018 sau cuộc họp kín với các nhân vật như Cố vấn an ninh quốc gia John Bolton, Bộ trưởng Quốc pḥng Jim Mattis và Ngoại trưởng Mike Pompeo.
Trong đó, hầu hết các nhân vật trên đều bày tỏ sự phản đối kịch liệt với quyết định rút quân khỏi Syria của Tổng thống Trump.
Từ cách đưa tin của truyền thông Mỹ có thể thấy sự chỉ trích gay gắt của các chính trị gia và chuyên gia chủ yếu tập trung vào 03 điểm.
Thứ nhất, Nhà Trắng đă không tuân thủ tŕnh tự chính quy khi rút quân từ vùng chiến sự mà các Tổng thống trước đó từng làm.
Cụ thể là, Nhà Trắng không thu xếp cho Tổng thống có bất cứ phát biểu nào, cũng không đưa ra bất cứ chi tiết cụ thể về việc rút quân.
Đồng thời, trước khi đưa ra quyết định, Tổng thống cũng không tham khảo bất cứ ư kiến nào của Quốc hội và chưa có sự đồng thuận trong đội ngũ an ninh quốc gia của Nhà Trắng.
Nhà báo Allan Kaval, chuyên gia về Trung Đông nhận định quyết định rút quân khỏi Syria là một quyết định đơn phương của Tổng thống Donald Trump.
Quyết định đó trái ngược với mọi mục tiêu mà Mỹ đặt ra trước đây ở Syria: duy tŕ ảnh hưởng trên lănh thổ do các đồng minh của Mỹ kiểm soát, sử dụng ảnh hưởng này để gây sức ép lên Damascus và chống lại ảnh hưởng của Iran để tiếp tục cuộc chiến chống IS dưới mọi h́nh thức.
Thứ hai, IS chưa bị đánh bại hoàn toàn. Mặc dù IS đă mất đi hầu hết lănh thổ nhưng theo thống kê của Lầu Năm Góc, IS vẫn c̣n hơn 17.100 chiến binh ở Syria.
Thực tế, IS vẫn c̣n kiểm soát một địa bàn dọc theo sông Euphrate gần biên giới Iraq và nhiều chiến binh thánh chiến cực đoan đă trở lại hoạt động lén lút.
Nếu Mỹ rút quân quá sớm sẽ tạo không gian rộng hơn cho IS quay trở lại.
Một điều trớ trêu là, trước khi Tổng thống Donald Trump tuyên bố đă đánh bại IS vào ngày 19/12/2018 th́ IS lên tiếng nhận trách nhiệm về vụ tấn công vừa xảy ra ở thành phố Raqqa.
Thứ ba, việc Mỹ rút quân khỏi Syria đồng nghĩa với việc "biếu không" Syria cho Iran và Nga.
Iran từng bị chỉ trích đă lợi dụng địa bàn bằng phẳng, lỏng lẻo này để vận chuyển vũ khí cho đối tác là tổ chức Hezbollah ở Lebanon, đồng thời toan tính mở tuyến đường chiến lược thông đến Địa Trung Hải.
Bên cạnh đó, Nga luôn được xem là lực lượng “chống lưng” cho chính quyền Bashar Al-Assad, t́m cách nâng cao địa vị của ḿnh ở khu vực này.
Mỹ có căn cứ chiến lược ở miền Nam Syria nhưng từ nay về sau bức b́nh phong ngăn cản Iran và Nga mở rộng sức ảnh hưởng có lẽ sẽ dần mất đi.
Ba ảnh hưởng
Mặc dù các quan chức Nhà Trắng đă phản bác lại những lời chỉ trích về quyết định rút quân khỏi Syria của Tổng thống Donald Trump nhưng dư luận Mỹ lại lo ngại về một thực tế tiêu cực “có lợi cho kẻ thù chứ không có lợi cho ḿnh”.
Quân đội Mỹ và Lực lượng Dân chủ Syria (SDF) tại Hasakah, Syria. (Ảnh: Reuters)
Giới chuyên gia cho rằng quyết định này của Mỹ sẽ khiến cho, người Kurd, đồng minh của Mỹ ở Syria, sẽ bị ruồng bỏ ở Trung Đông. Đây là điều tương tự mà Mỹ đă làm sau Chiến tranh Vùng Vịnh lần thứ nhất.
Nhiều người Kurd cư trú ở phía Bắc Syria đều biết rằng việc bị buộc phải rời khỏi quê hương, chấp nhận sự trừng phạt đến từ Thổ Nhĩ kỳ có thể chỉ là vấn đề thời gian.
Hai là Tổng thống Nga Vladimir Putin được cho là người được hưởng lợi từ quyết định nói trên của Tổng thống Donald Trump. Khi Mỹ rút quân khỏi Syria, Nga sẽ trở thành lực lượng quân sự chính ở Syria sau chiến tranh.
Cố vấn an ninh quốc gia, John Bolton và Bộ trưởng Quốc pḥng, Jim Mattis đều muốn quân đội Mỹ ở lại để những khu vực được kiểm soát ở Syria không rơi vào tay người Iran. Đồng thời, qua đó để thể hiện sức mạnh của Mỹ đối với Nga.
Hơn nữa, nhà báo Marc Semo của Thời báo Le Monde cho rằng hiện nay, do quân đội yếu kém nên Thổ Nhĩ Kỳ cũng không mong muốn có chạm trán công khai với Nga ở chiến trường Syria.
Ba là quyết định này của Tổng thống Donald Trump một lần nữa cho thấy sự hỗn loạn và chia rẽ trong nội bộ Chính phủ Mỹ.
Điều đó càng được minh chứng rơ nét qua quyết định từ chức của Bộ trưởng Quốc pḥng Jim Mattis ngay sau quyết định của rút quân khỏi Syria của Tổng thống Trump.
Ông Trump đă thể hiện rơ thái độ kiên định của ḿnh đối với vấn đề Syria: Đánh bại IS sẽ rút quân khỏi Syria.
Tuy nhiên, trong thời gian diễn ra kỳ họp của Đại hội đồng Liên hợp quốc vào tháng 9/2018, Cố vấn an ninh quốc gia, John Bolton lại nói “đă thuyết phục Tổng thống Donald Trump rằng chỉ cần quân đội Iran vẫn ở bên ngoài lănh thổ của nước này, chúng tôi sẽ không rời đi".
Có những lời chỉ trích cho rằng rất nhiều người ở Washington là nạn nhân của việc Donal Trump làm theo ư ḿnh. Tổng thống có trực giác và quan điểm khác so với đa số thành viên của nội các.
Sau gần 8 năm chiến tranh, t́nh h́nh Syria đang tiến vào giai đoạn mới, các bên đang khẩn trương bố trí lại lực lượng sau chiến tranh. Ai thua, ai thắng là điều rất khó đoán định một cách đơn giản.
Mặc dù vậy, một điều chắc chắn là quan hệ trong liên minh chống khủng bố do Mỹ dẫn dắt đang có sự phân hóa và cần có sự cải tổ.