"Thiếu gia tiền ảo" Hoàng Chinh Kiệt, "tác giả" của cơn mưa tiền hôm 15/12 ở Hong Kong đă bị bắt khi chuẩn bị thực hiện rải mưa tiền lần hai. Anh ta sở hữu khối tài sản lớn gồm công ty riêng cùng xe sang và biệt thự.
Tiền rơi xuống như mưa từ nóc ṭa nhà trên đường Phúc Hoa ở khu Cửu Long, Hong Kong hôm 15/12. Ảnh: Facebook.“Thiếu gia tiền ảo“ có lừa đảo?
Một chiếc xe bóng loáng, một biệt thự nguy nga và một "cơn mưa tiền"... Đó là những ǵ ấn tượng nhất của người Hong Kong về một thanh niên có biệt danh "thiếu gia tiền ảo" sau khi anh xuất hiện trong video ghi lại cảnh ít nhất 6.000 HKD tiền giấy rơi từ một ṭa nhà ở quận nghèo nhất thành phố.
Hoàng Chinh Kiệt (Wong Chong-kit) nói anh không phải người dàn dựng vụ mưa tiền khiến đám đông ở con đường bên dưới một phen phát cuồng. bị bắt hôm 16/12 khi xuất hiện tại địa điểm này lần hai.
Câu chuyện như phim tiếp diễn sau khi anh được bảo lănh tại ngoại hôm 18/12. Anh tặng 92.000 HKD cho một quán ăn ở Sham Shui Po để nơi này nấu thức ăn cho người nghèo. Những vụ việc này khiến sự ṭ ṃ dành cho Hoàng Chinh Kiệt gia tăng nhanh chóng.
Hoàng Chinh Kiệt, 24 tuổi, được biết đến với biệt danh "thiếu gia tiền ảo" trên mạng - cái tên được thể hiện một cách đầy tự hào tại căn biệt thự của anh ở Sai Kung thuộc khu Tân Giới của Hong Kong. Góp phần tô điểm h́nh ảnh hào nhoáng của thanh niên này là một bộ sưu tập xe "xịn", gồm một chiếc Maserati và một chiếc Mercedes-Benz, đậu bên ngoài ngôi nhà.
Từ đầu năm nay, Hoàng đă điều hành một trang Facebook và nhiều nhóm trực tuyến khác để quảng cáo việc đầu tư vào các loại tiền ảo, bao gồm "File Cash Coin", loại tiền mà anh nói anh là người đồng sáng lập.
Cái tên này cũng được đắp nổi trên chiếc xe hơi sang trọng mà Hoàng lái vào khu Sham Shui Po hôm 15/12 và xuất hiện trong video quảng cáo mà anh đăng tải sau đó.
Trái ngược với suy nghĩ của nhiều người rằng những vụ việc này là chiêu tṛ quảng cáo tiền ảo, giá trị của File Cash Coin đă giảm mạnh hôm 16/12, từ mức cao nhất là 14,69 USD xuống c̣n 4,74 USD.
Kết quả t́m kiếm trên Internet liệt kê Hoàng là giám đốc và chủ sở hữu của Coin’s Group, một công ty có văn pḥng tại Tsuen Wan, phía tây Hong Kong.
Francis Fong Po Kiu, chủ tịch Liên đoàn Công nghệ thông tin Hong Kong, cảnh báo rằng việc giao dịch File Cash Coin không được pháp luật kiểm soát, v́ những người đứng sau loại tiền này chưa bao giờ gây quỹ từ công chúng bằng cách "cung cấp tiền ban đầu" - tương tự như cách chào bán công khai cổ phiếu.
"Bằng cách bỏ qua bước này, họ có thể tránh được việc phải tuân thủ quy định của Cơ quan Quản lư Tiền tệ", ông Fong nói.
Andrew Powner, luật sư kỳ cựu của công ty luật Haldanes, cho biết tiền ảo không được kiểm soát nhưng hoàn toàn hợp pháp tại Hong Kong hiện nay, mặc dù loại tiền này được cho là có liên quan đến các hoạt động tội phạm.
"Thiếu gia tiền ảo" Hoàng Chinh Kiệt ở Sham Shui Po. Ảnh: Dickson Lee
Trả lời báo chí hôm 18/12 về việc liệu hoạt động kinh doanh tiền ảo của Hoàng có phải là lừa đảo như một số người nói hay không, "thiếu gia tiền ảo" khẳng định: "Tôi bác bỏ mọi cáo buộc. Nếu ai đó nghĩ rằng ḿnh là nạn nhân của một vụ lừa đảo, người đó nên báo cảnh sát".
Trước khi được biết đến với biệt danh "thiếu gia tiền ảo", Hoàng, tên khai sinh là Quan Tử Kiệt (Kwan Tsz-kit), từng làm huấn luyện viên bơi lội. Năm 2012, anh bị kết tội trộm cắp với mức án 160 giờ lao động công ích. Sau đó, Hoàng đă đổi tên.
Ai tạo ra "cơn mưa tiền" như phim?
Trước khi 6.000 HKD tiền giấy rơi xuống như mưa trên đường Phúc Hoa ở khu Sham Shui Po, Hoàng được nh́n thấy bước ra khỏi chiếc xe sang và nói một vài câu.
"Bạn có tin rằng tiền có thể từ trên trời rơi xuống không?", Hoàng nói trong video được quay ở Sham Shui Po.
Tuy nhiên "thiếu gia tiền ảo" phủ nhận có liên quan đến vụ việc, rằng anh không phải là người ném tiền. Sau đó, Hoàng thông báo sẽ phát phiếu giảm giá đồ ăn bên ngoài một nhà hàng ở khu vực này vào lúc 16h ngày 16/12.
Song khi vừa xuất hiện tại đây, anh đă bị bắt giữ v́ tội gây rối trật tự công cộng. Cảnh sát nghi ngờ Hoàng đứng sau vụ "mưa tiền" và cho biết thêm rằng nhiều người khác có thể sẽ bị bắt giữ. Mức phạt tối đa cho tội danh này là 5.000 HKD và 12 tháng tù giam.
Một chiếc xe của Hoàng Chinh Kiệt. Ảnh: Sam Tsang
Luật sư Osmond Lam cho rằng việc Hoàng quảng cáo cho công ty tại hiện trường và cả trong video được đăng trên Internet cho thấy anh có tham gia vào vụ việc, và hành động của "thiếu gia tiền ảo" có thể gây mất trật tự công cộng.
"Nếu anh ta muốn bí mật phân phát tiền th́ ai sẽ quan tâm? Hoàng thực hiện việc này một cách công khai, rơ ràng là nhằm thu hút sự chú ư của truyền thông", ông Lam nói và cho biết thêm rằng Hoàng có thể sẽ bị điều tra thêm về các tội danh khác liên quan đến tiền ảo, v́ cảnh sát đă khám xét văn pḥng của anh hôm 17/12.
Người nhặt tiền có phạm pháp?
Trái với quan điểm của một số nhà lập pháp, luật sư Lam cho rằng người nhặt tiền trong vụ việc hôm 15/12 không phạm tội trộm cắp. "Nếu tiền rơi khỏi một chiếc xe tải, th́ tiền đó thuộc về ngân hàng. Nhưng tiền giấy này được ném xuống từ nóc ṭa nhà và được coi như một món quà", ông Lam nói.
Đồng ư với ông Lam, luật sư Daniel Wong Kwok Tung cho rằng cảnh sát có thể đă ngăn mọi người nhặt tiền để "đề pḥng".
Một người dân nhặt tờ tiền 100 HKD rơi xuống trong cơn mưa tiền hôm 15/12. Ảnh: Sam Tsang
Vào đêm Giáng sinh năm 2014, chiếc xe tải do Ngân hàng thuê gặp sự cố khiến tiền đổ tràn ra đường, làm các lái xe và người qua đường phát cuồng. Ba người nhặt tiền đă bị kết tội trộm cắp vào năm 2015, trong đó một người bị phạt tù 18 tháng v́ lấy 8.000 HKD.
Người thứ hai đă bỏ trốn với 161.500 HKD và bị kết án 5 tháng tù giam. Người c̣n lại, với 500.000 HKD thu được, phải lao động công ích trong 240 giờ sau khi ngồi tù 2 tuần.
Hiện Hoàng đang được tại ngoại và phải chịu sự giám sát của cảnh sát. Tuy nhiên, anh không phải chịu phạt tiền. South China Morning Postdẫn nguồn thạo tin cho biết cảnh sát đang điều tra và t́m kiếm tư vấn pháp lư cho vụ việc.
VietBF © sưu tầm