5 sai lầm khi ăn tôm gây nguy hại lớn đến sức khỏe được vietbf chia sẻ dưới đây. Rất nhiều người mắc phải sai lầm thứ nhất. Ăn tôm sai cách ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe.
Ăn càng nhiều tôm càng tốt
Nhiều người nghĩ tôm có nhiều chất dinh dưỡng tốt cho sức khỏe nên ăn càng nhiều càng tốt. Tuy nhiên, nếu ăn quá nhiều, cơ thể không thể hấp thụ được hết chất dinh dưỡng, thậm chí còn gây ra tình trạng rỗi loạn hệ tiêu hóa như khó tiêu, chướng bụng, thậm chí dẫn đến tiêu chảy.
Theo các chuyên gia, người lớn chỉ nên ăn tối đa 100g tôm mỗi ngày, còn trẻ em dưới 4 tuổi chỉ nên ăn hạn chế ở mức 20-50g thịt tôm tùy từng lứa tuổi.
Ăn mắt tôm sẽ bổ mắt
Nhiều người cho rằng mắt tôm chứa nhiều giá trị dinh dưỡng rất tốt cho mắt. Ngoài ra nhiều người còn ví 2 mắt tôm có tác dụng như 2 viên viagra cho đàn ông.
Nhưng trên thực tế thì quan niệm này vẫn chưa được một nghiên cứu hay tổ chức y tế, dinh dưỡng nào chứng nhận.
Không những thế, theo các bác sĩ chuyên khoa, nếu bị đau mắt đỏ, ăn tôm vào sẽ làm tình trạng đau mắt đỏ trở nên trầm trọng hơn.
Phụ nữ sau sinh không kiêng tôm
Nhiều quan niệm cho rằng, sản phụ sau khi sinh nên ăn tôm để co dạ con tốt hơn.
Quan niệm khác lại cho rằng sản phụ sau không nên ăn tôm vì ăn tôm sẽ gây lạnh bụng, đau bụng, thậm chí với sản phụ sinh mổ thì sẽ dẫn đến sẹo lồi.
Tuy nhiên, thực tế không có nghiên cứu nào chứng tỏ ăn tôm sẽ làm cho vết sẹo sau mổ to hơn hay lồi lên mà phụ thuộc vào cơ địa của bạn.
Lời khuyên của chuyên gia là tôm rất giàu dưỡng chất nên người mẹ ăn tôm sẽ cung cấp dinh dưỡng cho con qua sữa mẹ. Vì vậy, sản phụ sau sinh có thể ăn lượng tôm vừa phải và lưu ý phải chế biến kỹ.
Ăn đầu tôm
Nhiều người có thói quen thích ăn đầu tôm to, đặc biệt là mắt tôm bởi nghĩ sẽ tốt cho mắt. Tuy nhiên, các chuyên gia khuyên mọi người không nên ăn đầu tôm. Phần đầu tôm luôn bị phân hủy đầu tiên khi tôm chết vì là nơi chứa nội quan như ruột, thức ăn đưa vào, mang, cơ quan hô hấp nên cũng có nhiều loại vi khuẩn gây bệnh, ký sinh trùng... Vì thế, khi ăn đầu tôm, cơ thể có thể bị nhiễm độc, ký sinh trùng.
Khi nhìn thấy đầu tôm có các biểu hiện như bị chuyển màu đen, mọi người tuyệt đối không chọn bởi tôm đó có thể sống trong môi trường nước bị ô nhiễm kim loại nặng, các loại muối của các chất kết tủa ở mang hoặc tôm bị bệnh dẫn đến đen mang.
Cố gắng ăn nhiều vỏ tôm vì nghĩ có nhiều canxi
Phần vỏ tôm thường cứng nên nhiều người nghĩ ăn càng nhiều vỏ tôm càng tốt để bổ sung canxi cho cơ thể. Tuy nhiên, đây là quan niệm sai lầm bởi phần vỏ tôm rất ít canxi cũng như các chất dinh dưỡng khác. Đa phần canxi, chất dinh dưỡng đều tập trung ở phần thịt tôm, càng và chân tôm.
Không chỉ ít chất dinh dưỡng mà phần vỏ tôm còn chứa một lượng độc tố có hại cho sức khỏe. Phần vỏ chính là phần tiếp xúc trực tiếp với môi trường nước tại ao, hồ, biển. Nếu môi trường nước bị ô nhiễm thì phần vỏ tôm sẽ có nguy cơ bị nhiễm độc tố.
Nguy hại nữa khi mọi người ăn nhiều vỏ tôm chính là niêm mạc họng, dạ dày hoặc ruột dễ bị tổn thương bởi vỏ tôm cứng. Khi ăn vỏ tôm mọi người cũng dễ bị hóc, nhất là trẻ nhỏ.