Chiến tranh thương mại Mỹ - Trung lại đang mang đến những thay đổi quan trọng cho ngành dệt may của nhiều nước như Bangladesh và Việt Nam. Đó là v́ ngày càng nhiều doanh nghiệp chuyển hoạt động sản xuất khỏi Trung Quốc nhằm tránh thuế suất tăng cao.
Trung Quốc là quốc gia xuất khẩu các sản phẩm dệt may lớn nhất thế giới. Tổng kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may của nước này trong năm 2017 đạt 158,4 tỷ USD, chiếm hơn 30% tổng kim ngạch xuất khẩu dệt may toàn cầu. Tuy nhiên, tỷ lệ này đă giảm đáng kể nếu so với tỷ lệ 40% ở thời điểm đầu thập kỷ này. Nguyên nhân là bởi các doanh nghiệp dệt may đang dần chuyển sang những nước khác có chi phí lao động rẻ hơn.
Bangladesh là một trong những lựa chọn thay thế Trung Quốc. Quốc gia này là nhà xuất khẩu hàng may mặc lớn thứ 2 thế giới, chiếm 6,4% thị phần. Việt Nam đứng thứ 3 với 5,8% thị phần. Chi phí nhân công tại Việt Nam chỉ bằng chưa đến một nửa so với mức lương cho người lao động tại nhiều thành phố ở Trung Quốc như Thượng Hải hay Quảng Châu. Mức lương người lao động tại Bangladesh cũng khá thấp.
Các doanh nghiệp may mặc Mỹ đang đa dạng hóa nhà cung cấp ra khỏi nhóm các nhà cung cấp Trung Quốc. Xuất khẩu dệt may của Bangladesh sang Mỹ trong khoảng thời gian 1 năm tính đến cuối quư III/2018 đă tăng 14% lên 1,48 tỷ USD.
Theo Hiệp hội dệt may Việt Nam, giá trị xuất khẩu hàng may mặc của Việt Nam năm 2018 dự kiến sẽ tăng 16% lên mức kỷ lục mới 36 tỷ USD. Xuất khẩu dệt may chiếm hơn 10% tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam.
Xuất khẩu dệt may của Việt Nam thời gian gần đây tăng mạnh chủ yếu từ những nhà máy đang hoạt động. Xu thế này sẽ c̣n dâng cao hơn nữa khi mà các công ty tiếp tục chuyển sản xuất ra khỏi Trung Quốc trong bối cảnh chiến tranh thương mại chưa kết thúc.
Chính quyền Tổng thống Donald Trump hiện chưa tăng thuế với hàng dệt may Trung Quốc, nhưng kịch bản này hoàn toàn có thể xảy ra nếu 2 nước Mỹ – Trung không giải quyết được những bất đồng sau khoảng thời gian “đ́nh chiến” thương mại 90 ngày.
Đại diện một công ty vận tải tại Việt Nam cho biết: “Ngay cả những doanh nghiệp trước đây từng lưỡng lự chưa đưa ra quyết định th́ nay cũng đang tính chuyển sản xuất ra khỏi Trung Quốc”.
Các biện pháp trừng phạt của Mỹ chống lại các công ty công nghệ Trung Quốc sẽ khiến cho xu thế này ngày càng tồi tệ hơn. Mỹ sẽ cấm các cơ quan chính phủ có hoạt động kinh doanh với các doanh nghiệp sử dụng thiết bị từ 5 công ty Trung Quốc, trong đó bao gồm Huawei Technologies và ZTE, từ tháng 8/2020.
Một nhà máy dệt may sử dụng thiết bị công nghệ từ những doanh nghiệp trên sẽ không được phép cung cấp đồng phục hoặc bất kỳ sản phẩm nào cho cơ quan chính phủ Mỹ. Trong trường hợp một công ty bị phát hiện có nhiều tuyên bố sai về loại thiết bị mà công ty sử dụng, Mỹ sẽ có thể chặn tất cả các giao dịch bằng đồng USD trên phạm vi toàn cầu của công ty đó.
Với việc nhiều sản phẩm thuộc các công ty trong “danh sách đen” được sử dụng phổ biến ở Trung Quốc, việc chuyển nhà máy ra khỏi quốc gia đông dân nhất thế giới này rơ ràng là cách an toàn nhất để tránh rắc rối.