Quốc hội Mỹ công bố chi tiết hoạt động can thiệp chính trị của Nga. Ảnh chụp của Facebook chứng minh Nga dùng mạng xă hội can thiệp bầu cử Mỹ. Kết quả nghiên cứu cho thấy các cơ quan Nga đă cố kích động sự cực đoan của người Mỹ và nhắm tới nhiều chính trị gia.
Ảnh chụp các trang Facebook được đưa ra trước Ủy ban T́nh báo Hạ viện Mỹ hồi tháng 11/2017 để chứng minh Nga dùng mạng xă hội can thiệp bầu cử Mỹ. Ảnh: Reuters.
Các thượng nghị sĩ Mỹ hôm qua công bố các báo cáo để chứng minh sự can thiệp của Nga vào cuộc bầu cử tổng thống Mỹ năm 2016 có quy mô rộng hơn so với suy đoán trước đó, bao gồm những nỗ lực nhằm chia rẽ người Mỹ bằng phân biệt chủng tộc và tư tưởng cực đoan, Reuters đưa tin.
Một bản báo cáo là kết quả nghiên cứu của nhóm phân tích mạng xă hội New Knowledge. Bản c̣n lại do một nhóm thuộc Đại học Oxford, Anh kết hợp với công ty phân tích Graphika thực hiện. Hai báo cáo phần lớn xác nhận những phát hiện trước đó của các cơ quan t́nh báo Mỹ, đồng thời cung cấp thêm nhiều chi tiết về hoạt động của Nga trong những năm gần đây mà hiện vẫn tiếp diễn.
Theo các báo cáo, Cơ quan Nghiên cứu Internet của chính phủ Nga, trụ sở tại thành phố St. Peterburg, đă cố gắng thao túng chính trị Mỹ. Một tổ chức khác của nước này cũng can thiệp bằng cách khuyến khích các phong trào của những người theo chủ nghĩa ly khai ở bang California và Texas.
Báo cáo của Oxford/Graphika viết rằng người Nga đă truyền bá sự cực đoan và thuyết âm mưu, cũng như các loại tin tức chính trị tạp nham và thông tin sai lệch tới các cử tri. Họ c̣n kêu gọi người Mỹ gốc Phi tẩy chay cuộc bầu cử hoặc làm sai quy tŕnh bỏ phiếu, đồng thời vận động các cử tri cánh hữu quyết liệt hơn. Báo cáo c̣n tiết lộ từ khi Tổng thống Donald Trump đắc cử, Nga đă truyền đi các thông điệp vận động cử tri gốc Mỹ Latinh nghi ngờ chính phủ Mỹ.
Theo báo cáo của New Knowledge, các nhóm của Nga đă tiến hành "chiến dịch chống Hillary Clinton toàn diện" và nhắm tới các thượng nghị sĩ Cộng ḥa như Ted Cruz, Marco Rubio, Lindsey Graham, cố thượng nghị sĩ John McCain, cựu giám đốc FBI James Comey, công tố viên đặc biệt Robert Mueller và người sáng lập WikiLeaks Julian Assange.
Richard Burr, chủ tịch Ủy ban T́nh báo Thượng viện Mỹ, cáo buộc hành vi của Nga gây mất niềm tin vào nền dân chủ Mỹ và các hoạt động của họ vẫn chưa dừng lại. Ông nói thêm rằng ủy ban đă thu thập dữ liệu từ các công ty mạng xă hội được sử dụng để nghiên cứu.
"Các báo cáo cho thấy mức độ Nga khai thác những rạn nứt trong xă hội của chúng ta để chia rẽ người Mỹ, trong một nỗ lực nhằm phá hoại và thao túng nền dân chủ", Thượng nghị sĩ Dân chủ Mark Warner cho biết.
Hồi tháng 1/2017, một cơ quan t́nh báo Mỹ cáo buộc Tổng thống Nga Vladimir Putin đă chỉ đạo chiến dịch gây ảnh hưởng, bao gồm tấn công mạng, nhằm bôi nhọ ứng viên Dân chủ Hillary Clinton và ủng hộ Trump. Tuy nhiên, Điện Kremlin bác bỏ mọi cáo buộc can thiệp bầu cử Mỹ. Trump cũng phủ nhận bất cứ sự thông đồng nào giữa Nga và chiến dịch của ông. Vấn đề này hiện được công tố viên Mueller điều tra.