Đây là kết quả thí nghiệm trên chuột. Kết quả cho thấy nhân loại được cho là có thể tiến tới con đường tuyệt diệt nếu như mọi chuyện diễn ra giống với một nghí nghiệm trên quần thể loài chuột. Thí nghiệm diễn ra như thế nào với chuột?
Thí nghiệm trên chuột phản ánh phần nào tốc độ phát triển quần thể.
Theo Daily Star, thí nghiệm vào những năm 1950 đă chỉ ra rằng chuột sẽ trở nên hung hăn, ăn thịt lẫn nhau v́ số lượng phát triển nhanh chóng.
Nhà khoa học John B. Calhoun khi đó tạo ra quần thể chuột, trong đó chúng được cấp đầy đủ thức ăn, nước uống mà không phải "lo nghĩ" ǵ.
Nhưng sau vài thế hệ, sự bùng nổ số lượng chuột đă tạo nên hỗn loạn. Những con chuột đực gây chiến với nhau c̣n chuột cái không thể nuôi con.
Một thế hệ loài chuột sinh ra lại có xu hướng cô độc, không giao tiếp với những con chuột khác , dẫn đến sự tuyệt diệt của quần thể.
Điều đáng buồn là những con chuột này sống cả đời trong cô độc mà không có dấu hiệu thay đổi.
Điều đáng lo ngại là thế hệ trẻ gần đây cũng có dấu hiệu muốn sống một ḿnh, ẩn dật, chỉ giao tiếp thông qua internet và không muốn ra ngoài.
Nhiều người trẻ ở Nhật Bản nhốt ḿnh trong 4 bức tường, không ra ngoài đường.
Hai nhà tâm lư học Jean Twenge và Heejung Park mới công bố nghiên cứu của ḿnh trên tạp chí Phát triển Trẻ em. Nguyên nhân được cho là liên quan đến sự phát triển công nghệ và điện thoại thông minh.
Với số dân toàn cầu lên tới 7,2 tỉ người, dân số thế giới được dự báo sẽ tăng thêm 1 tỉ người trong 12 năm tới. Không ai biết thế hệ tương lai của con người sẽ phải đối mặt với những điều ǵ, trong bối cảnh đất đai sinh sống ngày càng thu hẹp.
Quốc gia thể hiện xu hướng về một bộ phận người trẻ sống cô độc lớn nhất là Nhật bản, lên tới 500 ngàn người. Họ được gọi là những “hikikomori”.
Chính phủ Nhật Bản định nghĩa hikikomori là những người không ra khỏi nhà, không giao tiếp với người khác trong 6 tháng trở lên.
Nhưng một số chuyên gia cho rằng sự liên hệ giữa thí nghiệm trên chuột và con người sẽ không giống hoàn toàn. “Đó là bởi con người nguy hiểm hơn rất nhiều. Chúng ta có vũ khí hạt nhân”, nhà kinh tế học Max Kummerow nói.