Tất cả các nước láng giềng của Trung Cộng đều phải giữ thế với nước này. Lôi thôi là "Cá lớn nuốt cá bé" ngay lập tức. Hiện nay Ấn Độ mở chiến lược ḱm chân Trung Quốc.
Các nhà phân tích nhận định việc Ấn Độ tăng cường đa dạng hóa quan hệ đối tác quân sự có thể buộc Trung Quốc phải thay đổi chiến lược trong khu vực
Ấn Độ và Trung Quốc tiến hành cuộc tập trận chung Hand-in-Hand (Tay trong Tay) năm 2018 hồi tuần rồi với mục tiêu tăng cường các hoạt động chống khủng bố giữa hai bên. Song song đó, Ấn Độ cũng tiến hành tập trận chung với các nước khác trong năm nay, trong đó có Mỹ và Nga.Cuộc tập trận chung Hand-in-Hand diễn ra ở TP Thành Đô, tỉnh Tứ Xuyên, dự kiến kéo dài 14 ngày. Cuộc diễn tập này bắt đầu từ năm 2013 nhưng bị hoăn hồi năm ngoái do xảy ra xung đột giữa hai bên về dự án xây đường của Trung Quốc tại khu vực Doklam. Căng thẳng giữa hai nước được xoa dịu sau 8 tuần nỗ lực ngoại giao.
Ngoài Trung Quốc, Ấn Độ cũng đang có kế hoạch tập trận với lực lượng không quân và hải quân Nga. Giai đoạn đầu cuộc tập trận Avia Indra, diễn ra 2 năm/lần, được thực hiện tại Nga hồi tháng 9 và đợt thứ hai sẽ diễn ra tại TP Jodhpur - Ấn Độ trong tuần này. Trong khi đó, cuộc tập trận hải quân diễn ra trong một tuần dự kiến kết thúc vào ngày 23-12. Bên cạnh đó, Ấn Độ tiếp tục gia tăng quan hệ với Mỹ. Theo tờ South China Morning Post (Hồng Kông), lực lượng không quân hai nước đang thực hiện cuộc tập trận Cope 18 kéo dài 11 ngày ở Tây Bengal.
Các binh sĩ Trung Quốc và Ấn Độ tham gia cuộc tập trận chung Hand-in-Hand năm 2018 ở tỉnh Tứ Xuyên - Trung Quốc Ảnh: REUTERS
Ông Collin Koh, chuyên gia tại Trường Nghiên cứu quốc tế S.Rajaratnam thuộc ĐH Công nghệ Nanyang (Singapore), nhận định: "Việc Ấn Độ hợp tác an ninh và quốc pḥng với các cường quốc trên thế giới giúp nâng cao khả năng hợp tác chặt chẽ hơn với những đối tác nước ngoài, đồng thời gây trở ngại cho hoạt động tự do quân sự cũng như chiến lược của Trung Quốc".
Quan hệ quân sự - chính trị cũng như các thương vụ vũ khí giữa Ấn Độ và Mỹ gia tăng nhanh chóng trong những năm gần đây. Theo Viện Nghiên cứu Ḥa b́nh quốc tế Stockholm (SIPRI), Washington đă bán cho New Delhi 15 tỉ USD vũ khí trong thập niên vừa qua. Đây được xem là một phần trong chính sách đối ngoại của Mỹ nhằm chống lại ảnh hưởng ngày càng tăng của Trung Quốc ở châu Á.
Trước đó, Ấn Độ cùng Mỹ, Nhật Bản và Úc tham gia các cuộc thảo luận về tự do hàng hải, chống khủng bố và an ninh biển ở châu Á bên lề Hội nghị Thượng đỉnh ASEAN hồi tháng 11 ở Singapore. Cuộc họp này được xem là sự hồi sinh "Đối thoại An ninh Tứ giác" hay c̣n gọi là "Bộ tứ" - một cuộc gặp thường niên không chính thức, bắt đầu từ năm 2007 và kéo dài trong 3 năm - trong đó tập trung t́m ra chiến lược đối phó việc Trung Quốc gia tăng tầm ảnh hưởng kinh tế và quân sự tại châu Á.
Ông Abhijit Singh, người đứng đầu Sáng kiến Chính sách hàng hải tại Tổ chức Nghiên cứu Observer (Ấn Độ), cho rằng sự nhạy bén trong việc đa dạng hóa quan hệ đối tác quân sự của Ấn Độ được thúc đẩy từ nhu cầu duy tŕ ảnh hưởng trong khu vực. Ông Singh cũng cảnh báo bước đi cân bằng của Ấn Độ có khả năng khiến Trung Quốc thận trọng hơn. Trong khi đó, ông Debasis Dash, nhà phân tích châu Á về các chiến lược trong khu vực Ấn Độ - Thái B́nh Dương thuộc Trường ĐH Malaya (Malaysia), cho rằng New Delhi có thể trở thành người bạn đáng tin cậy với Moscow hơn là Bắc Kinh và việc Ấn Độ phát triển quan hệ với Mỹ ở Ấn Độ - Thái B́nh Dương sẽ giúp nâng tầm vị thế của hai bên.
Ông Rajeev Ranjan Chaturvedy, Trường Nghiên cứu quốc tế S.Rajaratnam, cho rằng Ấn Độ đẩy mạnh đa dạng hóa đối tác quân sự có thể mang lại sự cân bằng cho khu vực giữa lúc Trung Quốc và Mỹ đang cạnh tranh lợi thế quân sự. Chuyên gia này nói thêm ngoại giao quân sự Ấn Độ ngày một gia tăng được xem là bước đi ổn định và phù hợp với chính sách "phản ứng trước" và "bảo đảm an ninh khu vực" của Ấn Độ.