Theo yêu cầu của Mỹ, ngày 1/12 Canada đă bắt bà Mạch Văn Chu, Giám đốc tài chính kiêm Phó Chủ tịch Huawei. Nhưng hậu quả của việc này liệu Mỹ có lường được không? Theo một số chuyên gia, việc bắt giữ Giám đốc tài chính Huawei Mạch Văn Chu có thể sẽ khiến các công ty công nghệ Mỹ phải hứng chịu hậu quả và gây ảnh hưởng xấu tới nỗ lực t́m ra giải pháp cho cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung.
"Huawei là một trong các công ty "con cưng" của chính phủ Trung Quốc. Họ có thể sẽ trả thù bằng cách bắt giữ các "con tin" Mỹ. Nếu tôi là một nhà điều hành công nghệ Mỹ, tôi sẽ không đi du lịch tới Trung Quốc trong tuần này", ông James Lewis, giám đốc chính sách công nghệ tại Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế, cựu quan chức Bộ Thương mại Mỹ nói với Axios.
Bà Mạch Văn Chu, Giám đốc tài chính kiêm Phó Chủ tịch Huawei. (Ảnh: CNN)
Marty Kady, cây viết của Politico Pro cho rằng việc bắt giữ bà Mạch "tương đương với bắt giữ một giám đốc Apple hoặc Facebook ở Trung Quốc".
Giám đốc tài chính và là con gái của nhà sáng lập tập đoàn điện tử và viễn thông Trung Quốc Huawei Nhậm Chính Phi bị chính quyền Canada bắt giữ tại Vancouver, British Columbia vào ngày 1/12 theo yêu cầu từ Mỹ. Theo Cơ quan tư pháp của Canada, bà Mạch đă đề xuất lệnh cấm công khai, nhưng tiết lộ Mỹ đang t́m cách dẫn độ bà này và một phiên điều trần tại ngoại dự kiến sẽ diễn ra trong hôm nay 7/12.
Theo Reuters, Mỹ đă điều tra về Huawei với cáo buộc công ty này sử dung hệ thống ngân hàng toàn cầu trong nỗ lực né các biện pháp trừng phạt của Washington nhắm vào Iran và từ đầu năm 2018 Huawei âm thầm bán thiết bị truyền thông cho quốc gia Hồi giáo bất chấp lệnh trừng phạt của Mỹ.
Giới quan sát cảnh báo vụ bắt giữ bà Mạch sẽ có tác động tiêu cực tới cuộc đàm phán thương mại Mỹ-Trung không lâu sau khi Tổng thống Trump và Chủ tịch Tập đi tới một thỏa thuận đ́nh chiến thương mại. Một số chuyên gia dự đoán rằng Mỹ có thể lợi dụng diễn biến mới này như một con bài mặc cả trong tranh chấp thương mại.
"Chúng ta sẽ thấy nhiều trường hợp tương tự trong 3 tháng tới, các doanh nghiệp và cá nhân thuộc sở hữu của nhà nước Trung Quốc sẽ bị Mỹ trừng phạt để tăng động lực cho Washington", Liu Weidong, một chuyên gia về các vấn đề Mỹ - Trung tại Viện Khoa học xă hội Trung Quốc phân tích.
Wang Heng, giáo sư luật kinh doanh Trung Quốc tại Đại học New South Wales, Australia th́ cho rằng Mỹ có thể dùng bà Mạch để gây áp lực lên Trung Quốc nếu Bắc Kinh không đáp ứng được thời hạn mà Tổng thổng Trump đặt ra để giải quyết tranh chấp thương mại.
"Vụ việc chắc chắn sẽ làm phức tạp các cuộc đàm phán và họ có thể cho rằng Mỹ muốn gia tăng áp lực trong giai đoạn 90 ngày", Dennis Wilder, từng là nhà phân tích Trung Quốc tại CIA và giám đốc cấp cao khu vực châu Á tại Hội đồng an ninh quốc gia dưới thời Tổng thống George W. Bush cho biết.
"Đây là một tín hiệu cho thấy có một tṛ chơi mới", Wilder nói về những vụ bắt giữ gần đây của Mỹ. "Họ đang cố gắng để ngăn chặn gián điệp Trung Quốc và làm rơ ràng những hậu quả là có thật."
Đối với một số nhà phân tích ở Trung Quốc, sự việc cho thấy bộ máy an ninh quốc gia Mỹ không quan tâm đến thoả thuận đ́nh chiến thương mại, bất kể ông Trump nghĩ ǵ. "Mục tiêu của họ là để phân tách với Trung Quốc," Wang Yong, giáo sư tại Trường Nghiên cứu Quốc tế tại Đại học Bắc Kinh cho biết. "Đàm phán với Bắc Kinh chỉ là mong muốn của ông Trump và Phố Wall."