Mỹ- Trung vừa dịu căng thẳng th́ nay lại căng như dây đàn. Việc Canada và Mỹ bắt giữ “Công chúa Huawei” làm quan hệ Trung - Mỹ xấu đi nhanh chóng. Mx nổi xung v́ vụ này.
Chiều 6.12, tại cuộc họp báo định kỳ, Cảnh Sảng, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc cho biết: Trung Quốc đă nghiêm khắc bày tỏ lập trường với Canada và Mỹ về việc bà Mạnh Văn Chu bị bắt, yêu cầu đối phương làm rơ lư do bắt người và thả ngay người bị bắt, thiết thực bảo đảm quyền lợi chính đáng, hợp pháp của đương sự.
Việc bà Mạnh Văn Chu bị cảnh sát Canada bắt giữ theo yêu cầu của Mỹ có thể khiến quan hệ tay ba Mỹ - Trung Quốc - Canada trở nên tồi tệ.
Trung Quốc phản ứng quyết liệt
Trước đó, Đại sứ quán Trung Quốc tại Canada cũng đă lên tiếng về vụ bà Mạnh Văn Chu, Phó chủ tịch Hội đồng quản trị kiêm Giám đốc Tài chính, con gái Chủ tịch Công ty Huawei Nhiệm Chính Phi bị bắt giữ, cho rằng: Cảnh sát Canada theo yêu cầu của phía Mỹ đă bắt giữ một công dân Trung Quốc không vi phạm bất cứ đạo luật nào của Canada và Mỹ. Đối với hành động xâm phạm nhân quyền nghiêm trọng này, phía Trung Quốc bày tỏ kiên quyết phản đối và kịch liệt lên án. Phía Trung Quốc đă tiến hành giao thiệp nghiêm khắc với phía Canada và Mỹ, yêu cầu họ ngay lập tức sửa chữa cách làm sai lầm, khôi phục tự do nhân thân cho bà Mạnh Văn Chu. “Chúng tôi sẽ theo dơi chặt chẽ sự phát triển của t́nh h́nh, áp dụng mọi hành động, kiên quyết bảo vệ quyền lợi hợp pháp của công dân Trung Quốc”.
Theo Đa Chiều, rất đông người sử dụng mạng internet Trung Quốc đă vào trang weibo chính thức của Đại sứ quán Mỹ và Canada tại Trung Quốc bày tỏ phản đối, đ̣i thả bà Chu và để lại những b́nh luận với từ ngữ “rất khó nghe” do phẫn nộ trước việc bà bị cảnh sát Canada bắt giữ ngay tại sân bay Vancouver khi đang quá cảnh nước này.
Tờ Thời báo Hoàn cầu ngày 6.12 đăng b́nh luận nhan đề “Mỹ dùng thủ đoạn lưu manh đàn áp Huawei, cần b́nh tĩnh đối phó”, cho rằng “Mỹ trong t́nh huống dùng biện pháp thị trường không thể khắc chế được Huawei, đă sử dụng đến thủ đoạn lưu manh, đê tiện” khi bắt giữ trái phép bà Mạnh Văn Chu.
Về việc Mỹ yêu cầu Canada bắt và dẫn độ bà Mạnh Văn Chu, Giáo sư luật học Lưu Đức Lương thuộc Học viện pháp luật, Đại học Bắc Kinh nói: cách làm này đă vi phạm luật pháp quốc tế và cho rằng Mỹ thêm một lần nữa thể hiện hành vi bá quyền trong lĩnh vực quản hạt tư pháp.
Phía Trung Quốc cho rằng việc bà Mạnh Văn Chu bị bắt ở sân bay Vancouver khi đang quá cảnh Canada là hành động không khác nào thủ đoạn gây chiến tranh, bắt cóc con tin
Giáo sư Trương Hồng Lương, một học giả ở Bắc Kinh nói: “Mỹ v́ muốn kiềm chế sự phát triển của công nghệ Trung Quốc mà gây họa cho người nhà của công ty Trung Quốc, thủ đoạn vừa không đạo đức, phá vỡ ranh giới trong quan hệ quốc tế. Chính phủ Mỹ cần nhanh chóng giải thích rơ sự thật của sự kiện, nếu không sẽ gây nên làn sóng chống Mỹ của dân chúng Trung Quốc. Ông cho rằng vụ việc bắt giữ bà Mạnh Văn Chu chẳng khác nào thủ đoạn gây chiến, bắt cóc con tin.Theo ông, mục đích chính của Mỹ nhằm vào Huawei là đánh phá kế hoạch chiến lược “Made in China 2025” v́ Huawei chính là công ty công nghệ Trung Quốc có sức cạnh tranh nhất trên thế giới, có khả năng cạnh tranh với Mỹ. Mỹ phá được Huawei sẽ có thể kiềm chế được sự trỗi dậy của các công ty Trung Quốc
Giáo sư Luật Lưu Tuấn Hải, Viện trưởng Viện nghiên cứu luật kinh doanh Đại học Nhân dân Trung Quốc cho rằng, căn cứ “Miranda Warning” trong Luật tố tụng h́nh sự Mỹ, bà Chu có quyền giữ im lặng và không cần chứng minh bản thân vô tội.
Điều đáng quan tâm là bà Mạnh Văn Chu bị bắt đúng vào ngày diễn ra cuộc hội đàm Donald Trump - Tập Cận B́nh diễn ra tại Argentina. V́ vậy có ư kiến hoài nghi ông Trump đă đứng sau vụ này và vụ việc không c̣n là vụ việc tranh chấp thương mại mà đă trở thành vụ án chính trị.
Mỹ đă có kế hoạch triệt hạ Huawei từ lâu?
Trang tin Đông Phương cho rằng Huawei từ lâu đă trở thành mục tiêu triệt hạ của Mỹ. Ngay từ khi bắt đầu nổ ra cuộc chiến tranh thương mại, hai nước Mỹ - Trung ngoài thuế quan c̣n mở rộng chiến trường sang lĩnh vực công nghệ, tiêu điểm rơi vào đầu Huawei - người khổng lồ về công nghệ Trung Quốc.Mỹ đă nhiều lần nhắm vào các hoạt động của Huawei tại Mỹ. Bao gồm cấm các quan chức chính phủ sử dụng sản phẩm của Huawei. Sau đó, do Mỹ tích cực du thuyết, nhiều nước đồng minh của Mỹ cũng đă lấy lư do an ninh quốc gia để lần lượt từ bỏ thiết bị viễn thông của Huawei. Từng có tin Huawei quyết định rút khỏi thị trường Mỹ, nhưng Huawei đă phủ nhận.
Bộ Quốc pḥng Mỹ đă cấm bán điện thoại Huawei trên toàn cầu tại những nơi có căn cứ quân sự Mỹ.
Việc Mỹ chống Huawei bắt đầu từ năm 2012. Khi đó Hạ nghị viện Mỹ đă cảnh cáo Huawei tạo thành mối đe dọa an ninh quốc gia đối với Mỹ, đề nghị các cơ quan chính phủ và công ty tránh hợp tác nghiệp vụ với họ và từ năm đó đă bắt đầu cấm Huawei mở mạng lưới tiêu thụ ở địa phương.
Bắt đầu từ năm 2018, việc gây sức ép của Mỹ đối với Huawei càng trở nên nghiêm ngặt hơn. Đầu tiên là Bộ Quốc pḥng hồi tháng 5 tuyên bố cấm Huawei bán điện thoại di động tại các địa phương trên toàn cầu có căn cứ quân sự. Sau đó vào tháng 8, Quốc hội Mỹ chính thức thông qua Luật ủy quyền quốc pḥng 2019 (NDAA), cấm mọi cơ quan chính phủ liên bang sử dụng mọi linh kiện và dịch vụ của Huawei trong hệ thống thiết yếu hoặc then chốt.
Sự áp chế của Mỹ đối với Huawei đă được nhiều nước khác hưởng ứng. Ít lâu sau khi NDAA được thông qua, ngày 23.8, Australia đă tuyên bố cấm Huawei tham gia thiết lập mạng 5G ở nước này v́ lư do an ninh quốc gia. Đến tháng 11, cơ quan an ninh mạng của New Zealand cũng lấy lư do tương tự để cấm hăng thông tin Spark của địa phương sử dụng khí tài của Huawei vào việc nâng cấp dịch vụ 5G. Chính phủ liên bang Canada hôm 3.12 cho biết, sẽ không loại trừ khả năng cấm Huawei cung cấp thiết bị cho mạng 5G của nước này. Ngoài ra, Financial Times hôm 5.12 đă đưa tin, hăng viễn thông lớn nhất nước Anh là BT Group sẽ loại bỏ mọi thiết bị của Huawei trong mạng 4G của họ trong ṿng 2 năm.
Giáo sư Trương Hồng Lương: mục đích chính của Mỹ nhằm vào Huawei là đánh phá kế hoạch chiến lược “Made in China 2025” của Trung Quốc
Quan hệ Mỹ - Trung sẽ trở nên tồi tệ?
Cựu quan chức Mỹ cho rằng vụ bắt giữ Mạnh Văn Chu có thể khiến quan hệ Trung - Mỹ và Trung Quốc - Canada xấu đi. Có ư kiến cho rằng do thời điểm bắt giữ rất nhạy cảm nên có vẻ Mỹ đang muốn lặp lại “vụ án ZTE”, chĩa mũi dùi vào Huawei để tăng thêm sức ép với Trung Quốc trong cuộc đàm phán mậu dịch. Ông James Lewis, cựu quan chức Bộ Thương mại Mỹ, hiện chủ quản vấn đề quốc tế của Trung tâm nghiên cứu Chiến lược và quốc tế Mỹ (CSIS) nhận định: Huawei là công ty công nghệ trọng điểm mà chính phủ Trung Quốc ra sức vun vén, nay một người lănh đạo quan trọng của nó bị bắt, ắt phía Trung Quốc sẽ t́m cách trả thù. Ông nói: “Nếu tôi là người lănh đạo một công ty công nghệ của Mỹ th́ sẽ không tới Trung Quốc trong tuần này”, ám chỉ việc Trung Quốc có thể bắt giữ lănh đạo công ty công nghệ quan trọng của Mỹ để trả đũa.
Ông David Mulroney, cựu Đại sứ Canada tại Trung Quốc nói, phía Trung Quốc sẽ coi vụ việc này là hành động quỳ gối của Canada trước Donald Trump; dự tính tới đây Trung Quốc sẽ bật lại mạnh mẽ. Ông nói, nếu cuối cùng Mạnh Văn Chu bị dẫn độ tới Mỹ th́ quan hệ Trung -Mỹ - Canada sẽ lâm vào cuộc khủng hoảng; đồng thời mọi nỗ lực trước đây cho một hiệp định mậu dịch tự do Trung Quốc - Canada sẽ thành công cốc.
Truyền thông Mỹ, Trung Quốc và quốc tế đều tỏ ra bi quan trước viễn cảnh của quan hệ hai nước Mỹ - Trung sau sự kiện này. Tờ Financial Times viết, sự kiện xảy ra giữa lúc quan hệ mậu dịch và công nghệ giữa Bắc Kinh và Washington đang căng thẳng. Việc Mạnh Văn Chu bị bắt là một đ̣n chí tử giáng vào Huawei, công ty công nghệ hàng đầu của Trung Quốc.
The New York Times dẫn lời Giáo sư Khoa học chính trị T.J. Pempel của Đại học California nói, việc bắt giữ người nhà của người sáng lập công ty Huawei cho thấy cục diện Trung - Mỹ đang xấu đi nhanh chóng. Ông James Mulvenon, Tổng giám đốc quốc tế của hăng thầu quốc tế SOS nói với The Wall Street Journal: Trung Quốc sẽ coi sự kiện lần này là một hành động nâng cấp trù đập đối với Huawei, cũng là một biểu hiện của sự bất chấp pháp luật. Phía Trung Quốc chịu áp lực rất lớn từ trong nước nên họ cần phải nhất định đưa bà Mạnh Văn Chu về nước.
Ông Cảnh Sảng: Trung Quốc đă nghiêm khắc bày tỏ lập trường với Canada và Mỹ về việc bà Mạnh Văn Chu bị bắt, yêu cầu đối phương làm rơ lư do bắt người và thả ngay người bị bắt.
Đáng chú ư, Nhân dân Nhật báo bản phát hành ở ngoài Trung Quốc đă đăng b́nh luận cho rằng, sự kiện này cho thấy không thể dễ dàng tin rằng Mỹ sẽ kết thúc cuộc chiến mậu dịch quy mô lớn và không giới hạn với Trung Quốc trong thời gian ngắn. “Trong một thời gian khá dài tới đây, t́nh trạng khó khăn trắc trở, vừa đánh vừa đàm sẽ trở nên b́nh thường trong quan hệ Trung - Mỹ; Trung Quốc cần phải quen với môi trường đấu tranh mới này. Đối với bất cứ hứa hẹn nào của chính phủ Mỹ cũng đều phải thận trọng xem xét, chuẩn bị cả hai tay”, bài báo kết luận.
Mạnh Văn Chu trước đây từng kể: năm 16 tuổi bà thay đổi tên. Lúc đầu em trai bà cũng lấy họ mẹ, sau đổi sang họ cha. Năm 1993, sau khi học xong trung học phổ thông bà vào làm ở Huawei với chân nhân viên đứng quầy đón khách. Trong công ty rất ít người biết bà là con gái ông Nhiệm Chính Phi. Sau khi vào Huawei bà Chu làm việc rất kín tiếng, liên tục ở trong hệ thống tài vụ, từ vị trí ban đầu ở cơ sở, dần lên đến CFO quốc tế, CFO Huawei Hongkong rồi phụ trách quản lư tiền vốn và tiêu thụ của tập đoàn.
Đến năm 2011, CFO Huawei Lương Hoa từ chức, Mạnh Văn Chu được đưa lên thay sau 18 năm công tác trong hệ thống tài vụ của tập đoàn kiêm nhiệm Thường trực Hội đồng quản trị. Từ tháng 3.2018 bà là Phó Chủ tịch Hội đồng quản trị. Do bà rất gần gũi, không sang chảnh nên rất được ḷng mọi người trong công ty, được gọi là “Công chúa Huawei”, đồng thời được coi là người kế vị cha lănh đạo Huawei. Bà Chu vừa có hộ chiếu Trung Quốc vừa có Thẻ công dân Hongkong (có tin bà cũng có hộ chiếu Canada). Mạnh Văn Chu có tới 21 bất động sản mang tên bà và công ty ở Hongkong.