Hải quân Ấn Độ muốn vượt mặt Trung Quốc. Hôm 3/12, Tư lệnh hải quân Ấn Độ Sunil Lanba cho biết “Trong 10 năm tới, Ấn Độ sẽ mở rộng hơn nữa quy mô trang bị cho hải quân, đóng mới 56 tàu chiến và 6 tàu ngầm”. Cuộc chạy đua vũ trang của hai cường quốc vũ khí châu Á ngày càng khốc liệt.
Mạng tin Ifeng dẫn nguồn tờ Thời báo Ấn Độ cho hay, khi tuyên bố về kế hoạch mở rộng, ông Lanba nói rằng Trung Quốc hoạt động ngày càng nhiều ở Ấn Độ Dương, nhưng “so với lực lượng hải quân Trung Quốc được bố trí trên Ấn Độ Dương, Ấn Độ vẫn chiếm ưu thế hơn”.
Theo báo chí Ấn Độ, kế hoạch mở rộng trên đă được Chính phủ Ấn Độ bước đầu phê chuẩn, nhưng ngân sách quốc pḥng sẽ là một trở ngại lớn đối với tham vọng của hải quân Ấn Độ.
Tờ Thời báo Ấn Độ cho biết, hải quân nước này hiện có 140 tàu chiến, 220 chiến đấu cơ. Ngoài ra c̣n có 32 tàu chiến đang được đóng mới để thay thế lớp tàu cũ và bổ sung vào chỗ thiếu hụt. Mục tiêu của hải quân Ấn Độ là tới năm 2027 sẽ có 212 tàu chiến và 458 chiến đấu cơ.
Tuy nhiên, để đạt được mục tiêu nói trên cần phải có vốn đầu tư lớn và dài hạn, trong khi ngân sách quốc pḥng của Ấn Độ không hề tăng trong 5 năm qua.
Cũng trong phát biểu hôm 3/12, Tư lệnh Lanba cho biết, “tới năm 2050, hải quân Ấn Độ sẽ trở thành lực lượng đẳng cấp quốc tế”. Nhắc tới Pakistan, ông tự tin khẳng định hải quân Ấn Độ hoàn toàn vượt trội. Ông cũng nói thêm, so với lực lượng quân sự mà Trung Quốc bố trí tại Ấn Độ Dương, hải quân Ấn Độ chiếm ưu thế hơn.
Tờ First Post của Ấn Độ ngày 4/12 b́nh luận, hải quân Ấn Độ trong thế kỷ 21 đang dần trở thành một thế lực lớn mạnh ở Ấn Độ Dương. Trung Quốc là đối thủ cạnh tranh trực tiếp của Ấn Độ ở khu vực này, với hơn 60 tàu ngầm đang hoạt động. Trong khi, phía Ấn Độ hiện chỉ có 14 tàu ngầm. Điều này sẽ khiến cho Ấn Độ bị tụt lại phía sau trong cuộc cạnh tranh.