Hôm 4/12, Mỹ đưa ra thời hạn 60 ngày để Nga tuân thủ trở lại Hiệp ước Các lực lượng hạt nhân tầm trung (INF). Nga đă đáp lại một cách đanh thép. Moscow khẳng định vẫn luôn tuân thủ nghiêm ngặt các điều khoản trong hiệp ước và Washington biết rơ điều này.
Mỹ đưa ra thời hạn 60 ngày để Nga tuân thủ trở lại Hiệp ước Các lực lượng hạt nhân tầm trung (INF).
Tại một cuộc họp ở Brussels (Bỉ), các nước thành viên của Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) do Đức dẫn đầu đă thúc giục Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo thúc đẩy một nỗ lực ngoại giao cuối cùng trước khi Washington rút khỏi INF, một hiệp ước thời Chiến tranh Lạnh nhằm hạn chế vũ khí hạt nhân tầm trung.
Đáp lại, ông Pompeo khẳng định Mỹ sẵn sàng khởi động tiến tŕnh rút khỏi INF nếu Nga tiếp tục vi phạm thỏa thuận.
"Ngày hôm nay, Mỹ tuyên bố Nga vi phạm hiệp ước và trong ṿng 60 ngày chúng tôi sẽ chấm dứt nghĩa vụ của ḿnh (đối với hiệp ước) như một biện pháp khắc phục trừ khi Nga trở lại tuân thủ một cách hoàn toàn và có thể kiểm chứng”, hăng tin RT dẫn lời Ngoại trưởng Pompeo.
"Các hành động của Nga đă tác động tiêu cực đến an ninh quốc gia của Mỹ cũng như của các đồng minh và đối tác của Mỹ. Thật vô lư nếu Mỹ tiếp tục ở lại hiệp ước khi nó hạn chế khả năng của Washington đối phó với các vi phạm của Nga", vị Ngoại trưởng nói thêm
Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo.
Theo ông Pompeo, Nga đă phát triển "nhiều tiểu đoàn tên lửa SSC-8" (hay Novator 9M729) với tầm bắn có thể đe dọa trực tiếp tới an ninh châu Âu.
Đáp lại tuyên bố của Mỹ, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Nga Maria Zakharova ngày 5/12 phủ nhận những kết luận của Mỹ và khẳng định rằng Moscow vẫn luôn tuân thủ nghiêm ngặt các điều khoản trong INF và Washington biết rơ điều này.
Cũng trong ngày 5/12, Chủ tịch Ủy ban An ninh và Quốc pḥng Hạ viện Nga Viktor Bondarev cho rằng, Moscow và Washington cần đối thoại về INF.
"Chúng tôi cho rằng việc tuân thủ INF là cần thiết, và ủng hộ việc duy tŕ hiệp ước. Đây là quan điểm chính thức của Nga. Tuy nhiên, nếu Mỹ rút khỏi hiệp ước, chúng tôi sẽ phải đáp trả bằng hàng loạt biện pháp, trong đó có thúc đẩy việc phát triển và đưa vào biên chế các loại vũ khí tối tân", ông nhấn mạnh.
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Nga Maria Zakharova.
Theo ông, chính Mỹ là bên vi phạm, và nếu Washington quyết định rút khỏi INF th́ buộc Moscow đáp trả bằng các biện pháp thích ứng nhằm duy tŕ cân bằng lực lượng.
Hiệp ước INF, được kư kết năm 1987, là thỏa thuận giữa chính phủ Mỹ và Liên Xô nhằm loại bỏ việc phát triển, triển khai hoạt động các loại tên lửa đạn đạo tầm trung có khả năng mang đầu đạn hạt nhân.
Theo đó, Liên Xô và Mỹ thống nhất loại bỏ các tên lửa hạt nhân và thông thường, bệ phóng trên mặt đất có tầm bắn từ 500-1.000 km (tầm ngắn), 1.000-5.500 km (tầm trung). Hiệp ước không bao gồm các loại tên lửa đạn đạo, hành tŕnh phóng từ biển.
Tổng thống Mỹ Donald Trump ngày 20/10 tuyên bố rút khỏi INF, cho rằng Nga liên tục vi phạm thỏa thuận này bằng việc phát triển tổ hợp tên lửa Novator 9M729 với tầm bắn tới 5.000 km. Tuy nhiên, Nga đă bác bỏ cáo buộc này và khẳng định không vi phạm hiệp ước.