Nước Pháp đang trải qua cuộc bạo động lớn nhất từ năm 1968. Sau khi Chính phủ Pháp quyết định tăng thuế xăng dầu làm bùng phát phong trào “Áo vàng” dẫn đến bạo động. Thủ tướng Edouard Philippe mới đây ra lệnh ngưng tăng thuế xăng dầu.
Các nguồn tin phát đi từ Phủ Thủ tướng Pháp cho biết trong ngày hôm nay (4/12), Thủ tướng Pháp Édouard Philippe sẽ ra thông báo về việc ngưng áp dụng thuế mới nhằm vào xăng dầu. Việc tạm ngưng này sẽ kéo dài trong vài tháng, trước khi chính phủ Pháp đưa ra được một chính sách toàn diện khác về vấn đề này.
Quyết định tăng thuế xăng dầu đưa ra tháng 11/2018 được cho là nguyên nhân làm bùng phát phong trào “Áo vàng” dẫn đến bạo động tại Pháp trong những ngày qua, do việc tăng giá nhiên liệu khiến đời sống đắt đỏ và gây thiệt hại lớn cho những tầng lớp lao động có thu nhập thấp tại Pháp.
Hiện tại, các động thái nhằm t́m giải pháp chính trị cho cuộc khủng hoảng “Áo vàng” tại Pháp vẫn đang tiến triển rất chậm chạp. Trong ngày 3/12, Thủ tướng Pháp đă tiếp một số lănh đạo các đảng phái chính trị tại Pháp nhằm tham vấn nhưng chưa mang lại kết quả cụ thể. Đại diện các đảng đều cho rằng chính phủ Pháp cần ngay lập tức đưa ra các cam kết mạnh mẽ và rơ ràng nhằm xoa dịu sự tức giận của dân chúng.
Trong khi đó, các nhóm được cho là đại diện cho phong trào “Áo vàng” đă từ chối lời mời đến gặp mặt và đối thoại của chính phủ Pháp trong ngày hôm nay (4/12).
Cùng lúc này, cuộc khủng hoảng “Áo vàng” vẫn đang diễn biến phức tạp và có dấu hiệu lan sang nhiều lĩnh vực khác trong xă hội. Trong ngày 3/12, nhiều trường trung học trên khắp nước Pháp đă phải đóng cửa khi học sinh biểu t́nh để ủng hộ phong trào “Áo vàng” đồng thời phản đối cải cách giáo dục và cách xét tuyển vào Đại học.
Các lời kêu gọi xuống đường vẫn đang lan truyền mạnh trên các mạng xă hội tại Pháp. Trong nội bộ phong trào “Áo vàng” đă xuất hiện nhiều nhóm cực đoan mới, kêu gọi người biểu t́nh tiến hành đợt xuống đường thứ 4 vào ngày thứ Bảy, 8/12 với tâm điểm vẫn là khu vực trung tâm thủ đô Paris quanh Khải hoàn môn và đại lộ Champs-Élyseés. Các nhóm này tuyên bố sẽ không từ bỏ đấu tranh, kể cả bằng phương pháp bạo lực, chừng nào chính phủ Pháp chưa nhượng bộ.
Giới phân tích chính trị tại Pháp nhận định, một trong những động thái gây khó hiểu nhất lúc này là sự im lặng của Tổng thống Pháp Emmanuel Macron. Ông Macron vẫn chưa lên tiếng kể từ khi trở về nước sau Hội nghị G20 tại Argentina. Sự im lặng này của ông Macron có thể bị phe biểu t́nh xem như là thông điệp thách thức, khiến cho t́nh thế căng thẳng hiện nay càng thêm trầm trọng./.