Bong gân gây ra cảm giác đau đớn khó chịu. Nếu không điều trị đúng cách th́ nó sẽ để lại hậu quả khôn lường. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp cho bạn đọc những điều cần thiết nhất khi mắc phải chấn thương này.
Bong gân là ǵ?
Bong gân chính là tổn thương dây chằng ở các khớp, đây là phần liên kết 2 xương lại với nhau, bong gân là một cách gọi của dân gian với dạng chấn thương này. Các trường hợp dẫn đến chấn thương dây chằng thường là chơi thể thao, tai nạn giao thông, tai nạn trong sinh hoạt hằng ngày... các vị trí dây chằng bị tổn thương thường gặp là khớp cổ tay, cổ chân, vai, khuỷu tay..
Khi bị bong gân, nạn nhân có các triệu chứng: đau cố định ở điểm bám của dây chằng vào xương, hoặc đau dọc theo dây chằng. Khớp có thể sưng nề, nóng, đôi khi có vết bầm. Tùy theo mức độ tổn thương, bong gân được chia làm 2 loại:
- Nặng: Dây chằng khớp bị đứt hoàn toàn hoặc bị bong điểm bám, làm cho khớp lỏng lẻo, mất vững vàng, có thể có cử động bất thường sang bên, thường gặp ở khớp gối.
- Nhẹ: Dây chằng chỉ bị giăn hoặc bị đứt không hoàn toàn; chấn thương chỉ gây các rối loạn sinh lư, không ảnh hưởng nhiều tới độ vững vàng của khớp (không có cử động bất thường), thường gặp ở khớp cổ chân.
Điều trị bong gân đúng cánh
Quan niệm của người bệnh thường cho rằng bong gân không quan trọng nên tự điều trị. Dùng rượu, xoa cao vào nơi bị tổn thương, đây là sai lầm nghiêm trọng v́ tổn thương dây chằng nghiêm cấm dùng các chất nóng tác động tại chỗ do những chất này gây chảy máu mạnh hơn trong khi tổn thương này cần dùng các thuốc gây lạnh và làm giảm đau tại chỗ.
Tuyệt đối không xoa bóp bất kỳ thứ ǵ dù là mật gấu. Các phương pháp dân gian như chườm lá, bóp muối… là nên tránh. Băng ép bằng cách dùng băng thun băng nhẹ nhàng, không ép quá cũng không lỏng quá. Chỉ nên hơi căng nhẹ cuộc băng thun, băng theo kiểu lợp ngói nghĩa là lớp băng sau chồng lên 2/3 lớp băng trước. Băng từ ngọn chi đến qua khớp bị bong gân.
Đối với tổn thương dây chằng th́ biện pháp điều trị bảo tồn là chủ yếu. Quan trọng nhất là cần thực hiện bất động khớp bị tổn thương đủ thời gian để dây chằng phục hồi trở lại. Có thể bất động bằng dùng nẹp y tế, dùng băng chun ép nhưng tốt nhất là bất động bằng đắp bột mới đảm bảo được bất động tuyệt đối. Thời gian cần bất động thường là 4 tuần, với người cao tuổi th́ thời gian có thể lâu hơn một chút. Sau đó người bệnh có thể vận động nhẹ nhàng và sau 8 tuần có thể chơi thể thao b́nh thường.
Lưu ư: Không được xoa bóp tại khớp bị bong gân v́ việc này dễ gây vôi hóa, làm cứng khớp. Chỉ nên xoa bóp các bắp cơ ở phía trên và dưới khớp đó.