Biểu t́nh dẫn tới bạo loạn "áo vàng" đang làm sục sôi Paris, giới chức Pháp đứng ngồi không yên. "Bạo loạn áo vàng" không chỉ là v́ giá nhiên liệu, mà c̣n là hậu quả của nhiều thập niên rạn nứt xă hội.
Xe cảnh sát bị người biểu t́nh quá khích phóng hỏa.
Thủ đô Paris hoa lệ của Pháp ‘tơi bời’ sau những cuộc biểu t́nh đầy giận dữ của phong trào “áo vàng”. Xe cộ bị đốt cháy, cửa hiệu bị đập phá, ṿi rồng và hơi cay mù mịt…. Nhưng nỗi tức giận sâu xa nhất lại chỉ được cảm nhận ở những thị trấn, thành phố nhỏ trên khắp nước Pháp, như thị trấn Besancon.
Besancon nằm dưới chân những ngọn núi gần biên giới Thụy Sĩ. Người dân nơi đây sống phụ thuộc vào xe ô tô, v́ thế họ đặc biệt bức xúc với giá dầu diesel tăng và luật thuế xăng mới – “giọt nước tràn ly” dẫn đến làn sóng biểu t́nh biến thành bạo loạn náo động thủ đô Paris những tuần qua, đặc biệt là trong đêm thứ bảy 1/12.
“Hăy hỏi một người Paris đi, với anh ta th́ chả có vấn đề ǵ, v́ anh ta không cần xe. C̣n chúng tôi sống ở vùng đồi núi. Không có xe buưt hay tàu hỏa đưa chúng tôi đi bất cứ đâu. Chúng tôi buộc phải có ô tô”, ông Marco Pavan, 55 tuổi, làm nghề lái xe tải và taxi ở Besancon trong 30 năm qua, nói với tờ Washington Post.
Nhiều người dân khác ở đây cũng rất tức giận với Tổng thống của họ. Họ coi Tổng thống Emmanuel Macron là một đại diện của giới tinh hoa, không thấu hiểu hay quan tâm đến việc họ sống ra sao, hay t́nh trạng suy thoái các ngành công nghiệp truyền thống đă bóp nghẹt tương lai của họ thế nào.
Ông Yves Rollet, 67 tuổi, đă nghỉ hưu sống ở Besancon, cho biết ông tham gia biểu t́nh ở Paris v́ chán ngán với cách điều hành kiểu “quân chủ” của chính phủ, thờ ơ với người nghèo và người lao động. “Ngay từ đầu chúng tôi đă gọi ông ấy là ‘Tổng thống của nhà giàu’”, ông Rollet nói.
Bạo loạn biểu t́nh khiến Paris rực lửa
Paris rực lửa trong đêm cuối tuần 1/12.
Các cuộc biểu t́nh của phong trào "áo vàng" trong hơn 2 tuần qua được cho là một trong những thách thức lớn và khó tháo gỡ nhất mà Tổng thống Emmanuel Macron phải đối mặt trong 18 tháng cầm quyền. Tỉ lệ ủng hộ người đứng đầu Điện Elysee những tháng gần đây cũng đă rơi xuống mức thấp kỷ lục.
Phong trào trên lấy tên theo những chiếc áo gilet phản quang màu vàng mà tất cả các tài xế tại Pháp phải mặc khi lái xe. Quyết định tăng thuế nhiên liệu có hiệu lực từ tháng 10 vừa qua cùng lúc giá dầu thế giới tăng đă gây ra làn sóng phản đối mạnh mẽ trong người dân, đặc biệt là ở những vùng nông thôn. Dù chính phủ cho rằng tăng thuế nhiên liệu nhằm khuyến khích các lái xe sử dụng phương tiện ít tiêu thụ nhiên liệu hơn, từ đó giảm khí thải gây ô nhiễm môi trường, nhưng hàng ngh́n người vẫn đổ xuống các đường phố chính ở các thành phố trên cả nước để phản đối.
Hôm 1/12, gần 75.000 người dân xuống đường biểu t́nh trên khắp nước Pháp. Tại Paris, người biểu t́nh “áo vàng” đốt phá xe cộ, tấn công các cửa hiệu, ṭa nhà và đụng độ với cảnh sát. Giới chức cho biết hơn 400 người đă bị bắt, 130 người bị thương, trong đó có 14 cảnh sát.
Về phần ḿnh Tổng thống Macron cho biết ông thấu hiểu sự giận dữ của một bộ phận người dân mong muốn một cuộc sống tốt hơn, song khẳng định sẽ tiếp tục theo đuổi công cuộc cải cách, trong đó có lĩnh vực năng lượng. Nhà lănh đạo Pháp tuyên bố rằng việc đánh thuế nhiên liệu sẽ được tính toán lại phù hợp với biến động giá cả trên thị trường dầu mỏ thế giới, nhằm giảm thiểu tác động tiêu cực đối với những người chủ yếu sử dụng xe ôtô cá nhân làm phương tiện di chuyển, nhất là ở vùng nông thôn và miền núi.
Tổng thống Macron gặp gỡ lực lượng an ninh tại hiện trường bạo loạn ở Paris ngày 2/12.
Kể từ khi đắc cử Tổng thống tháng 5/2017, ông Macron đă trở thành một trong những người ủng hộ hàng đầu cho các hành động chống biến đổi khí hậu. Ông đă nỗ lực bất thành thuyết phục Tổng thống Mỹ Donald Trump không rút khỏi Hiệp định Paris 2015 và là chủ nhà của Thượng đỉnh Paris về biến đổi khí hậu vào tháng 12/2017.
Hiện nay, nước Pháp sử dụng nhiều ô tô chạy diesel hơn bất cứ quốc gia nào khác ở châu Âu. Quyết định đánh thuế cao hơn vào dầu diesel là một phần trong các thỏa thuận về khí hậu. Paris và các vùng ngoại ô lân cận đă chuyển sang cấm các mẫu xe diesel cũ lưu thông, trong khi Tổng thống Macron cam kết Pháp sẽ cấm bán toàn bộ xe ô tô chạy xăng dầu vào năm 2040.
Không chỉ là giá nhiên liệu
Tuy nhiên, các nhà xă hội học và những nhà hoạt động chống đói nghèo lại cảnh báo nỗi tức giận đằng sau phong trào biểu t́nh “áo vàng” không chỉ là v́ giá nhiên liệu, mà c̣n là hậu quả của nhiều thập niên rạn nứt xă hội giữa vùng nông thôn Pháp và các thành phố lớn thịnh vượng.
“Tại những khu vực nông thôn, xuất hiện một dạng tâm lư thất vọng ‘hậu công nghiệp hóa’ đang ăn ṃn tầng lớp người lao động và trung lưu, những người chịu ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng từ năm 2008 và những chính sách thắt lưng buộc bụng sau đó”, Niels Planel, một nhà tư vấn giảm nghèo nhận xét. “Một sinh viên trẻ vừa lấy bằng cử nhân nói với tôi, cô ấy không thể ở lại quê nhà v́ ở đó ‘chẳng có ǵ cả’”, ông Planel lấy ví dụ.
Đằng sau nỗi giận dữ của người biểu t́nh "áo vàng" là những bất măn kinh tế - xă hội.
“Cần phải hiểu rằng phong trào “áo vàng’ không phải là một phong trào đối lập với môi trường” - ông Benoit Coquard, chuyên gia Viện Nghiên cứu kinh tế nông nghiệp quốc gia tại Dijon, giải thích với tờ Washington Post - “Điều gây tranh căi là tài xế thuộc tầng lớp nghèo và trung lưu phải chi trả thuế, trong khi chúng ta chưa đ̣i hỏi đầy đủ trách nhiệm của những công ty lớn và người giàu, những người gây ô nhiễm nhất khi thường đi lại bằng máy bay”.
Một tài xế tên Pavan cũng đồng ư với ư kiến này: “Nước Pháp phải có nhận thức về môi trường, đồng ư vậy, nhưng cần phải thay đổi tất cả mọi người, chứ không chỉ riêng dân lao động”.
Trong khi đó, người phát ngôn Chính phủ Pháp, Benjamin Griveaux một lần nữa khẳng định chính phủ sẽ không thay đổi chính sách và đề nghị người dân thể hiện t́nh đoàn kết dân tộc. Trả lời phỏng vấn báo Le Journal du Dimanche, ông Griveaux nhấn mạnh chính phủ "có một phương pháp đối thoại cởi mở hơn" và sẵn sàng thảo luận với đại diện của phong trào “áo vàng” nhằm giải quyết cuộc khủng hoảng.
VietBF © sưu tầm