Trong một bài báo mới được đăng tải của Trung Quốc, trong đó dẫn ư từ bài phát biểu của Tổng thống Nga nhằm “răn đe” Mỹ, cho rằng kẻ phát động tấn công thậm chí không có thời gian để hối hận.
Trung Quốc kêu “oan“ mặc dù thường xuyên phô diễn các loại tên lửa
Oan cho Trung Quốc?
Trang mạng sina.cn mới đây có bài phân tích về việc Tổng thống Mỹ Donald Trump tuyên bố rút lui khỏi Hiệp ước các lực lượng hạt nhân tầm trung (INF), trong đó cho rằng Trung Quốc chỉ là cái cớ.
INF do Mỹ và Liên Xô kư vào năm 1987 là một trong những sự khởi đầu quan trọng của tiến tŕnh ḥa dịu trong thời kỳ Chiến tranh Lạnh. INF có tên đầy đủ là Hiệp ước giữa Liên Xô và Mỹ về việc loại bỏ các tên lửa tầm trung và tầm ngắn.
Hiệp ước này quy định Liên Xô và Mỹ bắt đầu tiêu hủy và cấm hoàn toàn tên lửa đạn đạo tầm ngắn có tầm bắn từ 500-1.000 km, cũng như tên lửa đạn đạo tầm trung có tầm bắn từ 1.000-5.500 km, bao gồm cả tên lửa mang đầu đạn thông thường và hạt nhân. Đến nay, hai bên đă tiêu hủy được 2.692 tên lửa đạn đạo.
Trang mạng Trung Quốc khẳng định việc Mỹ rút khỏi INF nằm trong dự đoán. Trong Báo cáo đánh giá t́nh h́nh hạt nhân được đưa ra tháng 2/2018, Chính quyền của Tổng thống Donald Trump đă kêu gọi nghiên cứu chế tạo trở lại tên lửa đạn đạo tầm trung để gây sức ép, buộc Nga phải tuân thủ INF.
Tháng 5/2018, Hạ viện Mỹ đă phê chuẩn Đạo luật ủy quyền quốc pḥng năm 2019, cho phép Tổng thống Mỹ Donald Trump có thể quyết định rút Mỹ khỏi INF. Đạo luật này nêu rơ nếu Nhà Trắng không thể xác nhận Nga tuân thủ toàn diện INF th́ Mỹ có thể không cần tuân thủ nghĩa vụ của ḿnh trong khuôn khổ hiệp ước.
Bên cạnh việc cáo buộc Nga, giới lănh đạo cấp cao của Mỹ, Trong đó có Tổng thống Donald Trump, cũng coi Trung Quốc là một trong những nguyên nhâ khiến Mỹ rút khỏi INF.
Theo trang mạng Trung Quốc, nước này đă bị “quy chụp” là nước sở hữu tên lửa đạn đạo tầm trung lớn nhất và tiên tiến nhất trên thế giới hiện nay. Theo đó, người Mỹ cho rằng trong hơn 20 năm qua, Trung Quốc đă nghiên cứu phát triển và bố trí quy mô lớn tên lửa tầm trung và tầm ngắn, sức công phá của đầu đạn được gắn trên những tên lửa này ngày càng lớn, mức độ tấn công chính xác cũng ngày càng cao.
Một số tên lửa thậm chí c̣n được trang bị công nghệ động cơ đầu cuối, khó có thể bị hệ thống pḥng thủ tên lửa đánh chặn. V́ vậy, điều này tạo thành mối đe dọa ngày càng lớn đối với việc Mỹ bố trí lực lượng quân sự ở khu vực Tây Thái B́nh Dương.
Các loại tên lửa tầm trung và tầm xa tiêu biểu của Trung Quốc được người Mỹ thường xuyên đề cập là Đông Phong-16, Đông Phong-26, được cho là vừa có thể tấn công mục tiêu trên mặt đất, vừa có thể tấn công các tàu tác chiến lớn hoạt động ở Tây Thái B́nh Dương.
Trung Quốc c̣n phát triển tên lửa hành tŕnh phóng từ mặt đất Đông Phong-10A với tầm bắn hơn 1.000 km đủ để đe dọa căn cứ quân sự trên đảo Guam của quân đội Mỹ.
Mượn uy người Nga
Điển h́nh cho những cáo buộc nhằm vào Trung Quốc từ các quan chức Mỹ là phát biểu của ông Tom Cotton, Chủ tịch Tiểu ban hoạch định kế hoạch tác chiến trên không và trên mặt đất thuộc Ủy ban quân lực Thượng viện Mỹ, người được đánh giá có thể sẽ thay thế Bộ trưởng Quốc pḥng James Mattis nói: “Hiện nay, Nga đang lừa dối và vi phạm một cách công khai hiệp ước này, c̣n Trung Quốc th́ đang tích trữ quy mô lớn tên lửa đạn đạo kiểu này v́ họ căn bản không bị ràng buộc”.
Cựu phó trợ lư Bộ trưởng Quốc pḥng Mỹ phụ trách vấn đề Đông Á dưới thời Tổng thống Barack Obama, ông Abraham Denmark th́ viết trên Facebook: “Trung Quốc không phải là một nước kư INF, nước này đang nghiên cứu và triển khai các tên lửa tiên tiến có tầm xa hơn. Việc rút khỏi INF có thể khiến Mỹ được nới lỏng hơn, dễ dàng triển khai hệ thống vũ khí hiệu quả hơn để ứng phó với mối đe dọa của Trung Quốc”.
Với những phát biểu và động thái được nêu ra, giới phân tích Trung Quốc ngầm án chỉ việc Mỹ cáo buộc Nga hay Trung Quốc chỉ nhằm kiếm cớ bởi Washington đă có kế hoạch phát triển tên lửa từ trước.
Điển h́nh là phát biểu của Bộ trưởng Quốc pḥng Mỹ James Mattis: “Nga phải tuân thủ INF nếu không Mỹ sẽ đáp trả các hành động vi phạm hiệp ước này...Tôi không thể dự báo INF sẽ đi theo hướng nào. Nhưng tôi có thể nói với các bạn, cho dù là Quốc hội hay Nhà Trắng, mọi người đều cảm thấy lo ngại trước t́nh h́nh hiện nay. Tôi cần giúp Mỹ hiểu rơ thái độ của các đồng minh, chuẩn bị sẵn sàng cho các hành động tiếp theo”.
Dù chưa có thông báo chính thức rút khỏi INF, quân đội Mỹ đă bắt đầu chuẩn bị cho cuộc đua tên lửa đạn đạo trong tương lai. Lục quân Mỹ đă đề cập đến kế hoạch phát triển sau khi rút khỏi INF trong lộ tŕnh hiện đại hóa lực lượng này với phát triển tên lửa chiến lược (SFM).
Tầm bắn của SFM có thể lên tới 2.250 km, sử dụng loại xe phóng đặc biệt được chuyển đổi từ xe tải PLS, mỗi xe có thể chở được 6 tên lửa đạn đạo tầm trung.
Trong bài phân tích của ḿnh, trang sina.cn cũng dẫn ư kiến giới chuyên gia nhận định việc Mỹ đơn phương xé bỏ một hiệp ước quan trọng giúp duy tŕ ḥa b́nh của thế giới trong 30 năm qua dường như có thể gây ra cuộc chạy đua vũ trang trên toàn cầu.
Báo Trung Quốc thậm chí dẫn đánh giá của giới phân tích cho rằng nếu Mỹ rút khỏi INF, tần suất sử dụng vũ khí hạt nhân của các cường quốc hạt nhân như Mỹ, Nga… sẽ tăng vọt, phá vỡ cân bằng chiến lược và đẩy thế giới rơi vào t́nh cảnh nguy hiểm.
Đáng chú ư, trong phần kết luận, tờ báo Trung Quốc lại trích dẫn ư tứ phát biểu của Tổng thống Nga Vladimir Putin để “răn đe” Mỹ. Theo đó, trong một phát biểu ngày 18/10, Tổng thống Putin đă tỏ rơ sự cứng rắn khi cảnh báo nếu bị tấn công bằng tên lửa th́ Nga có thể đáp trả bằng vũ khí hạt nhân. Bài báo dẫn lời nhà lănh đạo Nga nói rằng những người phát động cuộc tấn công chỉ có một con đường chết, thậm chí không có thời gian để hối hận.
VietBF © sưu tầm