Các mức thuế của Tổng thống Donald Trump đối với hàng nhập khẩu của Trung Quốc đang có hiệu quả đẩy sản xuất ra khỏi Trung Quốc - nhưng không phải quay lại Hoa Kỳ mà chuyển sang ... Việt Nam.
Chưa đầy một tháng sau khi chính quyền Trump đánh hàng nhập khẩu Trung Quốc trị giá 200 tỷ USD với thuế suất 10%, nhà sản xuất đồ nội thất hàng đầu Hong Kong Man Wah Holdings - nơi có hơn 18 triệu feet vuông không gian sản xuất tại Trung Quốc, mở rộng cơ sở của ḿnh bên ngoài thành phố Hồ Chí Minh tại Việt Nam.
Vào tháng 6, công ty gỗ xuất khẩu Mỹ xây nhà máy sản xuất đồ nội thất lớn nhất của Việt Nam. Vào năm tới, nó sẽ là lớn nhất thế giới.
Đây là người chiến thắng trong chiến tranh thương mại Mỹ-Trung:
Việt Nam
Cao Nghiệp, thuộc Dịch vụ Tư vấn Kinh doanh của Vnocean tại Việt Nam, cho biết ông đă hướng dẫn khoảng 40 doanh nghiệp Trung Quốc mỗi tháng đến hơn 50 khu công nghiệp để tuyển dụng công nhân.
"Một số công ty có thể chịu một mức thuế 10 phần trăm, nhưng nếu là 25 phần trăm th́ [thuế] sẽ ăn hết lợi nhuận của họ," ông Cao nói. "Họ sẽ phải di dời và đóng cửa nhà máy của họ ở Trung Quốc sang Việt Nam."
Mặc dù thuế nhập khẩu được trả bởi các công ty Mỹ, chi phí bổ sung thường được chuyển thành giá gia tăng mà khách hàng phải trả.
Các nhà sản xuất như Man Wah đang cố lách thuế quan cho khách hàng của họ. Các nhà sản xuất hàng hóa thông thường của Mỹ đang chuyển sản xuất sang Việt Nam.
Ngay cả khi ông Trump và Trung Quốc Tập Cận B́nh gặp nhau trong tuần này để thảo luận về căng thẳng thương mại, các công ty ở Mỹ và Trung Quốc không chờ đợi xem kết quả mà họ đă hành động rút khỏi Trung Quốc càng nhanh càng tốt.
Hàng ngàn nhà máy ở Trung Quốc hiện đang chạy đua để di chuyển ra khỏi Trung Quốc, giải pháp thực tế duy nhất để tránh tổn thất từ mức thuế cao hơn có thể có hiệu lực từ 1-1-2019.
Đầu tuần này, ông Trump nói rằng "rất khó" ông sẽ ngừng tăng thuế lên 25 phần trăm vào ngày 1 tháng 1.
Hàng chục công ty trung gian t́m kiếm hoa hồng đang háo hức giúp các nhà sản xuất săn bất động sản, nhân viên và giấy phép chuyển đến Việt Nam.
Trương Đại Sơn của Trung tâm Dịch vụ Kinh doanh Hằng Sinh tại TP Hồ Chí Minh cho biết nhóm của ông đă hướng dẫn hơn 80 nhà sản xuất đến các khu công nghiệp khác nhau kể từ tháng 9 cho đến nay.
Tuy nhiên, sự đổ bộ của các công ty đang làm sốt đất đai và phơi bày sự thiếu hụt lao động có kỹ năng ở quốc gia Đông Nam Á này.
“Chúng tôi thấy rằng cũng có nhiều vấn đề cho hoạt động sản xuất ở Việt Nam, như tuyển dụng lao động, quản lư và cung cấp lao động tay nghề cao. Đối với những sản phẩm cao cấp, chúng tôi nghĩ rằng Trung Quốc vẫn có những lợi thế không thể thay thế được ”, ông Trương nói.
Tuy nhiên sự bất ổn của Trung Quốc đang buộc các công ty ở Trung Quốc phải xem xét việc sản xuất di chuyển, ngay cả khi thuế quan không phải là mối đe dọa trực tiếp.
Strategic Sports, một công ty sản xuất mũ bảo hiểm hàng đầu ở Đông Quan, tỉnh Quảng Đông, trung tâm sản xuất của Trung Quốc, đầu tư vào một nhà máy mới với khoảng 500 công nhân ở Việt Nam vào đầu năm tới bất chấp là thuế quan tăng hay không tăng.
Thuật ngữ “chiến tranh thương mại” đang trở thành khẩu hiệu chính để thu hút người thuê mới đến các khu công nghiệp Việt Nam. Nó đặc biệt thu hút các nhà máy vừa và nhỏ sản xuất đồ nội thất, dệt may và điện tử tại các vùng đồng bằng sông Châu Giang và đồng bằng sông Dương Tử của Trung Quốc, các trung tâm sản xuất xuất khẩu chính của Trung Quốc.