Sau khi nhiều công ty đa cấp truyền thống phải đóng cửa. Thời gian gần đây nhiều mô h́nh đa cấp mới xuất hiện. Có thể dụ được nhiều người nhẹ dạ cả tin.
Nhiều công ty đa cấp truyền thống đóng cửa
Cục Cạnh tranh và Bảo vệ người tiêu dùng (Bộ Công Thương) cho biết, đă tiếp nhận hồ sơ thông báo chấm dứt hoạt động bán hàng đa cấp của Công ty TNHH Khang Lợi Thái. Lư do chấm dứt hoạt động bán hàng đa cấp của công ty này (từ ngày 14/11) được đưa ra là do hăng ngừng hoạt động kinh doanh. Theo Cục Cạnh tranh và Bảo vệ người tiêu dùng, Công ty TNHH Khang Lợi Thái có nghĩa vụ thông báo bằng văn bản về việc chấm dứt hoạt động bán hàng đa cấp tới Sở Công Thương nơi doanh nghiệp có hoạt động bán hàng đa cấp, tới người tham gia bán hàng đa cấp và niêm yết công khai tại trụ sở chính.
Theo dữ liệu của Bộ Công Thương, Công ty TNHH Khang Lợi Thái được đổi tên từ Công ty TNHH Nhă Khắc Lâm (vốn là công ty được “biến h́nh” từ công ty đa cấp Thiên Ngọc Minh Uy) và có tiền thân là Công ty TNHH MTV Gano Excel Việt Nam (đăng kư lần đầu ngày 27/4/2015), trụ sở chính tại 631 Nguyễn Trăi (TPHCM). Gano Excel Việt Nam có giấy chứng nhận hoạt động bán hàng đa cấp số 060/QLCT-GCN ngày 30/11/2015.
Trong báo cáo gửi Chính phủ hồi tháng 10, Bộ Công Thương cho hay, việc kinh doanh theo mô h́nh bán hàng đa cấp truyền thống của nhiều doanh nghiệp đă không c̣n được như trước. Nhiều doanh nghiệp đă bị cơ quan quản lư phạt nặng và không ít doanh nghiệp phải chấm dứt hoạt động v́ đa cấp không c̣n là mảnh đất màu mỡ như trước. Trong 9 tháng đầu năm 2018, Bộ Công Thương điều tra, xử phạt Công ty Cổ phần sản xuất Thương mại Quốc tế Greenlife số tiền 510 triệu đồng và thu hồi giấy chứng nhận đăng kư hoạt động bán hàng đa cấp của doanh nghiệp này.
Cùng đó, xử phạt 140 triệu đồng đối với Công ty TNHH Herbalife Việt Nam; 60 triệu đồng đối với Công ty Cổ phần Nhượng quyền Thương mại Toàn Thắng. Bộ Công Thương cũng đă kết thúc thanh tra và xử phạt đối với 2 doanh nghiệp bán hàng đa cấp là Công ty TNHH Mỹ phẩm Thường Xuân (170 triệu đồng) và Công ty TNHH Unicity Marketing Việt Nam (240 triệu đồng).
Cùng với Công ty Cổ phần sản xuất Thương mại Quốc tế Greenlife bị thu hồi giấy chứng nhận đăng kư bán hàng đa cấp, có 2 doanh nghiệp thông báo chấm dứt hoạt động bán hàng đa cấp là Công ty TNHH Visi Việt Nam và Công ty TNHH Thương mại Vision Việt Nam. Nếu so với thời điểm bùng nổ kinh doanh đa cấp năm 2016, đă có 18 doanh nghiệp bị thu hồi giấy phép hoạt động và 18 doanh nghiệp tự chấm dứt hoạt động. Đến nay, chỉ c̣n 31 doanh nghiệp có giấy phép kinh doanh đa cấp tại Việt Nam.
Nở rộ biến tướng đa cấp trên mạng xă hội
Trao đổi với phóng viên Tiền Phong, một lănh đạo Cục Cạnh tranh và Bảo vệ người tiêu dùng cho hay, khác với cách dụ người tham gia mạng lưới bán hàng để ăn phần trăm hoa hồng môi giới như trước đây, nhiều biến thể đa cấp mới tại Việt Nam đă xuất hiện trong các tháng gần đây. Đi đầu trong số này phải kể đến h́nh thức dụ dỗ tham gia làm giàu, kiếm trung b́nh hàng ngàn đô la Mỹ mỗi tháng thông qua mạng xă hội.
Theo đó, nhiều tổ chức đă lập các trang điện tử để lôi kéo tuyển dụng thành viên cùng tham gia đầu tư để nhận tiền thưởng và hoa hồng. Trong đó rầm rộ nhất là hệ thống các website dạy cách làm giàu và kiếm tiền online như: kiemtienfuturenet.co m; futurenet.vn; getrich.vn; futurenet.edu.vn; meodautu.com/cach-kiem-tien-thu-dong-voi- futurenet… Hoạt động của các thành viên FutureNet c̣n bao gồm việc đầu tư FuturoCoin, một đồng tiền kỹ thuật số được giới thiệu hoạt động dựa trên các công nghệ y hệt BitCoin và có khả năng phát triển như BitCoin. Các hoạt động tuyển dụng người tham gia FutureNet thường được tổ chức thông qua h́nh thức hội thảo đầu tư hoặc chia sẻ kinh nghiệm làm giàu.
Cùng với sự xuất hiện của hệ thống FutureNet, gần đây, công ty có tên Dự án Hoàng Gia (c̣n có tên Công ty TNHH Đầu tư Thương mại Dự án Hoàng Gia hoặc Công ty Cổ phần Tập đoàn Dự án Hoàng Gia) chuyên cung cấp giải pháp hỗ trợ tiêu dùng cho cộng đồng, đồng thời gia tăng thu nhập cho người tham gia cũng gây nhiều chú ư với những người từng tham gia hệ thống kinh doanh đa cấp.
Dự án Hoàng Gia có dấu hiệu huy động vốn theo h́nh thức đa cấp thông qua cung cấp dịch vụ gọi là “Giải pháp tiêu dùng hoàn vốn” với các gói đầu tư như “Gói gia đ́nh “84 triệu”, “Gói cá nhân “48 triệu”, “Gói tiêu dùng Pro “12 triệu”, “Các Gói tiêu dùng trải nghiệm cùng hoàng gia - với các mệnh giá 1,2 triệu; 3,6 triệu; 6,0 triệu và 8,4 triệu”… Việc đăng kư tài khoản gia nhập và quản lư hoạt động đầu tư của các thành viên được thực hiện qua website của chính đơn vị này.
Theo Cục Cạnh tranh và Bảo vệ người tiêu dùng, cùng với lập website góp tiền và kêu gọi người tham gia để hưởng hoa hồng, tổ chức hội thảo đầu tư, kêu gọi người tham gia đóng góp tài chính lăi suất lớn... là những dạng thức mới của đa cấp biến tướng ngày càng nở rộ. Nhiều h́nh thức đa cấp biến tướng, trá h́nh rất tinh vi, len lỏi khắp nơi để giăng bẫy song vẫn thu hút hàng ngh́n người tham gia.
Khác với h́nh thức đa cấp biến tướng mà nhiều người biết là chia phần trăm hoa hồng rất lớn cho các nhà phân phối, th́ một số công ty đă tung ra chiêu thức mới bằng cách dụ dỗ đối tác mua các gói dịch vụ cùng hưởng phần trăm doanh số bán hàng trên toàn quốc. Tuy nhiên, người tham gia phải lựa chọn các gói dịch vụ từ vài triệu đến vài trăm triệu đồng, nhưng trên thực tế, sau khi góp vốn, đến lúc được chia lợi nhuận th́ mới té ngửa bởi số lợi nhuận được chia chỉ tính bằng từ 2-3% số tiền vốn mà họ góp, 98% lợi nhuận c̣n lại sẽ vào túi nhà đầu tư. Đây là một chiêu giăng bẫy rất tinh vi mà những người nhẹ dạ cả tin rất dễ mắc phải.