Không ít lần Nga đă cảnh báo Mỹ. Hiện Nga đang bàn bạc với Cuba khôi phục lại căn cứ quân sự thời Liên Xô. Nếu Nga tái lập các căn cứ quân sự và trạm thu thập thông tin t́nh báo của Liên Xô ở Cuba th́ gây ra nguy hiểm lớn cho Mỹ. Bởi vậy Mỹ đang rất lo lắng.
Nga có thể triển khai các căn cứ quân sự ở Cuba, đó là lư do khiến phương Tây hết sức lo lắng, tờ báo Daily Star tham chiếu nguồn tin của tổ chức nghiên cứu Quỹ Jamestown, cho biết.
Ấn phẩm của Anh lưu ư rằng, các nước phương Tây lo lắng rằng hành động này có thể là phản ứng cực đoan của Moscow đối với các mối đe dọa của Mỹ, xuất phát từ việc Tổng thống Mỹ Donald Trump rút khỏi Hiệp ước Các lực lượng Hạt nhân Tầm trung (INF).
Giới phân tích bày tỏ sự lo lắng về việc Nga mở rộng ảnh hưởng quân sự trong khu vực này và coi đó là dấu hiệu “đặc biệt đáng báo động”, bởi vì khủng hoảng tên lửa ở Caribbean năm 1962 đã xảy ra ở khu vực này, khi Liên Xô đã dự định mang vũ khí hạt nhân đến ḥn Đảo Tự do.
Theo tờ báo, chuyến thăm chính thức của Chủ tịch Hội đồng Nhà nước Cuba Miguel Mario Díaz-Canel Bermúdez đến Moscow và cuộc họp với tổng thống Nga Vladimir Putin và một số chính trị gia Nga đă trở thành điều kiện tiên quyết cho những mối quan tâm như vậy của phương Tây.
Ông Miguel Mario Díaz-Canel Bermúdez đă sang thăm Nga từ ngày 1 đến ngày 3 tháng 11 theo lời mời của tổng thống Putin.
Nga có thể tái lập căn cứ quân sự dưới thời Liên Xô ở Cuba
Cũng trong chuyến thăm, nhà lănh đạo Cuba đă các nhà lănh đạo Nga là Tổng thống Vladimir Putin và Thủ tướng Dmitry Medvedev, cũng như các lănh đạo của cả hai viện thuộc quốc hội là Chủ tịch Duma Quốc gia (Hạ viện Nga) Vyacheslav Volodin và người đứng đầu Hội đồng Liên bang (Thượng viện Nga) là bà Valentina Matvienko.
Cuộc thảo luận về hợp tác quân sự giữa hai nước đă khiến các nhà nghiên cứu tin rằng Moscow có thể tái triển khai trung tâm điện tử vô tuyến ở Lourdes, bị đóng cửa cách đây 16 năm và xây dựng các căn cứ quân sự bổ sung để giám sát hoạt động của Mỹ ở vùng biển Caribbean.
Theo giới phân tích, kế hoạch cụ thể về việc Nga tái triển khai các căn cứ từ thời Liên Xô sẽ được đưa vào chương tŕnh nghị sự khi Chủ tịch Cuba Miguel Diaz-Canel thăm chính thức Nga trong tháng 11/2018.
B́nh luận về thông tin mà giới truyền thông phương Tây cho rằng, Moscow đang nhăm nhe mở lại căn cứ quân sự tại Cuba, Bộ Ngoại giao Nga gọi tin tức này là “sự tưởng tượng không thành công”.
Ông Alexander Schetinin, Vụ trưởng vụ Mỹ Latinh Bộ ngoại giao Nga cho biết, Bộ này đánh giá các tin tức trên phương tiện truyền thông về việc mở lại căn cứ quân sự Nga tại Cuba là một “truyện viễn tưởng không có cơ sở khoa học” và khẳng định là Nga và Cuba không hề bàn bạc về vấn đề này. Tuy nhiên, những phủ nhận của Nga vẫn không thể làm phương Tây yên ḷng.
Nga có ư định tái lập căn cứ Cuba để trả đua Mỹ rút khỏi INF?
Sở dĩ giới phân tích phương Tây lo lắng đến như vậy là do hăng tin Interfax của Nga hồi đầu tháng này đă tiết lộ rằng, chính quyền Moscow đă sẵn sàng mở lại căn cứ quân sự ở Cuba, một khi Washington chính thức rút khỏi Hiệp ước INF được kư giữa Mỹ và Liên Xô vào năm 1987.
Nếu Mỹ và Nga không đạt được thỏa thuận và Mỹ chính thức rút khỏi Hiệp ước INF, một "cuộc khủng hoảng mới" sẽ xảy ra. Hai cường quốc hàng đầu thế giới có thể tái diễn một cuộc chạy đua vũ trang mới, giống Xô-Mỹ trước đây và Moscow sẽ t́m cách chĩa mũi dao vào nách của Washington.
Interfax dẫn lời người đứng đầu Ủy ban quốc pḥng Duma Quốc gia Nga Vladimir Shamanov cho biết, Moscow có thể đáp trả việc rút khỏi INF của Mỹ bằng việc mở lại các căn cứ quân sự tại Cuba và khẳng định rằng, chắc chắn là La Habana sẽ đồng ư cho quân đội Nga triển khai lại các căn cứ.
Theo ông Shamanov, La Habana có lợi ích riêng của họ và những lợi ích này đang bị tổn thương v́ các lệnh trừng phạt của Mỹ. Việc Washington rút khỏi INF cũng đồng nghĩa với việc Mỹ sẽ tái triển khai các tên lửa tầm ngắn và tầm trung, khiến nguy cơ bị tấn công của Cuba càng gia tăng.
Do đó, sự hiện diện quân sự của Nga có thể là chắn giúp Cuba chống lại các hành động thù địch của Mỹ.
Và giới chức lănh đạo Mỹ càng lo lắng hơn khi dường như Moscow đă chuẩn bị sẵn sàng cho điều này, chỉ chờ Washington rút khỏi INF là thực hiện. Những nghi vấn này đă được giới truyền thông phương Tây đề cập đến vào hồi tháng 6 năm nay.
Theo đó, t́nh báo Mỹ đang nghi ngờ “có thế lực bên ngoài” hỗ trợ Cuba xây dựng trạm radar t́nh báo cỡ lớn đặt tại phía Nam thủ đô La Habana. Những bức ảnh vệ tinh đă gây bất ngờ khi ghi được h́nh ảnh ở khu vực Bejucal của Cuba một trạm radar chặn thu thông tin t́nh báo tín hiệu hoàn toàn mới.
Theo định nghĩa của Cơ quan An ninh Quốc gia Mỹ, t́nh báo tín hiệu là những thông tin thu thập được từ các tín hiệu điện tử phát ra từ các hệ thống truyền thông, radar và vũ khí. Nhiều khả năng trạm radar ở Bejucal, Cuba được thiết kế để chặn thu các tín hiệu, theo dơi tên lửa hành tŕnh và bám bắt các vật thể ngoài không gian vũ trụ.
Nguồn tin này cho biết, trạm radar với cấu trúc h́nh ṿm đă được xây dựng vào đầu năm 2018 ở gần Bejucal, địa điểm nằm ngay phía Nam thủ đô La Habana. Ngoài ra, c̣n có trạm radar khác của Cuba triển khai ở cùng khu vực và chúng được dùng để thu thập các tín hiệu thông tin điện tử của Mỹ.
Chuyên gia Victor Robert Lee của Công ty thương mại Digital Globe sở hữu bản quyền các h́nh ảnh vệ tinh cho thấy rất rơ quá tŕnh xây dựng trạm radar và nó đă được hoàn thiện trong khoảng thời gian từ tháng 2-5 năm 2018.
Sự khác biệt về kích cỡ và cấu trúc của hệ thống anten radar mới so với các radar parabol đứng độc lập từ hơn 10 năm qua ở Bejucal cho thấy một sự thay đổi lớn đang diễn ra ở các trạm radar này.
Có nhiều giả thuyết đặt ra nhưng vẫn chưa có câu trả lời chính xác rằng thế lực nào đă giúp Cuba xây dựng đài radar tối tân này. Giới tính báo Mỹ cho rằng chỉ có Nga và Trung Quốc là đủ khả năng này, nhưng dĩ nhiên là đối tượng bị Mỹ nghi ngờ đầu tiên là Nga, bởi nước này luôn có tham vọng khôi phục lại trung tâm vô tuyến điện tử ở Lourdes.