Mỹ sắp phải "chuyển nhượng" vị trí số 1 ở Ấn Độ - Thái Bình Dương cho Trung Quốc. Tai sao lại có chuyện đó? Vào năm 2035, Quân đội Trung Quốc sẽ có đủ năng lực cạnh tranh với quân đội Mỹ trong hàng loạt lĩnh vực mà Washington từng nắm vị thế thống trị ở khu vực Ấn Độ - Thái Bình Dương kể từ sau Chiến tranh Lạnh.
Bưu điện Hoa Nam buổi sáng (SCMP) đưa tin, trong bản báo cáo trình lên Quốc hội Mỹ hôm 14/11, Ủy ban Đánh giá An ninh và Kinh tế Mỹ - Trung nhấn mạnh tới năm 2035, Trung Quốc có đủ năng lực cạnh tranh với Mỹ trong một loạt lĩnh vực gồm trên không, trên biển, trên đất liền và thông tin nằm trong khu vực “chuỗi đảo thứ hai”.
Quân đội Trung Quốc trở thành đối thủ đáng gờm với quân đội Mỹ hoạt động ở khu vực Ấn Độ - Thái Bình Dương vào năm 2035.
Chuỗi đảo thứ hai được xem là phòng tuyến chiến lược của Mỹ gồm các đảo trải dài từ khu vực bờ biển phía đông Nhật Bản tới đảo Bonin, đảo Mariana, đảo Guam và quốc đảo Palau.
Theo Ủy ban Đánh giá An ninh và Kinh tế Mỹ - Trung, năng lực quân sự ngày càng lớn mạnh của Trung Quốc được xem là thách thức nền tảng đối với sự thống trị của Mỹ trong các lĩnh vực trên không, trên biển, trên đất liền và thông tin nằm trong khu vực “chuỗi đảo thứ hai” kể từ sau Chiến tranh Lạnh.
Cũng theo Ủy ban Đánh giá An ninh và Kinh tế Mỹ - Trung, dưới thời lãnh đạo của ông Tập Cận Bình, Trung Quốc đã có những bước đột phá trong công cuộc hiện đại hóa quân sự.
“Với tốc độ hiện đại hóa quân sự như hiện nay, chính quyền Bắc Kinh càng tin tưởng vào quân đội Trung Quốc. Điều này đồng nghĩa với mối đe dọa ngày càng gia tăng và năng lực phòng thủ của Mỹ cũng sẽ bị ảnh hưởng. Trung Quốc sẽ dùng vũ lực để giành quyền bá chủ khu vực”, báo cáo của Ủy ban Đánh giá An ninh và Kinh tế Mỹ - Trung nhấn mạnh.
Trong đó, Lực lượng hỗ trợ chiến lược của quân đội Trung Quốc, đơn vị được thành lập vào cuối năm 2015, được xem là thách thức nền tảng đối với năng lực hoạt động hiệu quả của Mỹ trong lĩnh vực không gian, an ninh mạng và phổ điện từ.
Sau nhiều năm nghiên cứu và phát triển, lực lượng tên lửa Trung Quốc hiện được xếp vào hàng “những thách thức chiến lược quy mô lớn đối với Mỹ cùng các đồng minh và đối tác ở khu vực Ấn Độ - Thái Bình Dương”, theo Ủy ban Đánh giá An ninh và Kinh tế Mỹ - Trung.
Bên cạnh đó, lực lượng bảo vệ bờ biển Trung Quốc được cho đã từ bỏ mọi chức năng hoạt động dân sự để chuyển sang hỗ trợ đắc lực bảo vệ các lợi ích trên biển theo chính sách của chính quyền Bắc Kinh. Thậm chí, trong những năm gần đây, Trung Quốc còn đẩy mạnh cải tạo và xây dựng trái phép hàng loạt đảo nhân tạo trên Biển Đông cũng như triển khai tên lửa, xây dựng thêm đường băng quân sự ngay trên các thực thể này.
Mới đây, tàu chiến Trung Quốc đã có hành động áp sát nguy hiểm đối tàu khu trục USS Decatur của hải quân Mỹ hoạt động ở Biển Đông hôm 30/9. Theo đó, tàu chiến Mỹ xuất hiện gần một số đảo nhân tạo mà Trung Quốc bồi đắp trái phép trong khu vực quần đảo Trường Sa (thuộc chủ quyền của Việt Nam) và tiến hành tuần tra trong vòng 10 tiếng đồng hồ.
Trung Quốc cáo buộc tàu khu trục tên lửa dẫn đường USS Decatur của hải quân Mỹ xâm phạm lãnh hải đồng thời điều động tàu khu trục lớp Luyang tới xua đuổi.
Hải quân Mỹ khẳng định, tàu khu trục Trung Quốc có hành động gây mất an toàn khi hoạt động chỉ cách tàu khu trục của Mỹ có 41 m. Hành động của tàu Luyang buộc tàu USS Decatur phải thay đổi hành trình di chuyển để tránh va chạm.
Tới cuối tháng 10, nhà lãnh đạo Trung Quốc Tập Cận Bình đã yêu cầu quân đội nước này giám sát chặt chẽ tình hình Biển Đông và Đài Loan để từ đó tăng cường năng lực cũng như khả năng đối phó trước những tình huống khẩn cấp.
Ngoài ra, Bắc Kinh còn cho phát triển và nâng cấp mọi loại vũ khí từ các thiết bị không người lái hoạt động dưới nước, máy bay tấn công đổ bộ cho tới súng laser và chiến đấu cơ siêu thanh.
Đặc biệt, các tên lửa thuộc dòng DF và HN của Trung Quốc có tầm bắn lên tới 15.000 km, đặt toàn bộ lãnh thổ Mỹ vào phạm vi tấn công