Các công ty và quan chức Trung Quốc bị nghi ngờ có quan hệ làm ăn với Triều Tiên sẽ bị Mỹ trừng phạt. Một ủy ban tư vấn của quốc hội Mỹ đă đề nghị Bộ Tài chính công bố danh sách này.
Tổng thống Mỹ Donald Trump và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận B́nh trong cuộc gặp tại Bắc Kinh năm 2017. (Ảnh: Reuters)
Ủy ban Đánh giá An ninh và Kinh tế Mỹ - Trung (USCC) ngày 14/11 đă công bố báo cáo mới nhất của cơ quan này, trong đó kêu gọi quốc hội Mỹ “chỉ đạo Bộ Tài chính cung cấp báo cáo trong thời hạn 180 ngày về việc Trung Quốc thực thi các lệnh trừng phạt đối với Triều Tiên hiện nay”.
Theo báo cáo của USCC, trong 6 tháng tới, Bộ Tài chính Mỹ cần công bố danh sách các tổ chức tài chính, doanh nghiệp và quan chức Trung Quốc bị nghi ngờ làm ăn với Triều Tiên và áp lệnh trừng phạt với các đối tượng này. Ngoài ra, Bộ Tài chính Mỹ cũng cần giải thích về những tác động lớn hơn có thể xảy ra nếu áp lệnh trừng phạt với các đối tượng này.
USCC, một ủy ban tư vấn của quốc hội Mỹ, đề xuất nếu Trung Quốc dỡ bỏ trừng phạt hoặc mở “lối thoát” cho chính quyền nhà lănh đạo Triều Tiên Kim Jong-un bằng cách thực thi các lệnh trừng phạt một cách lỏng lẻo, các nhà lập pháp Mỹ có thể cân nhắc tới việc gây sức ép với Trung Quốc để buộc Bắc Kinh đẩy mạnh việc trừng phạt Triều Tiên nhằm hỗ trợ cho chiến lược gây sức ép tối đa với B́nh Nhưỡng.
Đề xuất của USCC được đưa ra trong bối cảnh Nga và Trung Quốc, hai nước thành viên thường trực của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc, đang mâu thuẫn với Mỹ về việc nới lỏng các lệnh trừng phạt nhằm vào Triều Tiên.
Bộ Tài chính Mỹ năm ngoái đă áp lệnh trừng phạt đơn phương đối với các công ty thương mại của Nga và Trung Quốc, bao gồm các nhà nhập khẩu than, và các cá nhân v́ hỗ trợ cho chương tŕnh vũ khí hạt nhân của B́nh Nhưỡng. Tuy vậy, Bộ Tài chính Mỹ vẫn tránh trừng phạt các ngân hàng lớn của Trung Quốc v́ không muốn gây ảnh hưởng tới nền tài chính toàn cầu.
Hồi cuối tháng 9, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov và Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị đă xảy ra mâu thuẫn với Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo trong các cuộc họp tại Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc liên quan tới các lệnh trừng phạt Triều Tiên.
Ông Vương Nghị, với sự ủng hộ của ông Lavrov, kêu gọi Hội đồng Bảo an xem xét giảm nhẹ các biện pháp trừng phạt cứng rắn với Triều Tiên do “những diễn biến tích cực” sau hội nghị thượng đỉnh Mỹ - Triều tại Singapore. Trong khi đó, ông Pompeo hối thúc các thành viên của Hội đồng Bảo an “làm gương” cho thế giới bằng cách thực thi các lệnh trừng phạt Triều Tiên.
Đề xuất thương mại
Reuters ngày 14/11 dẫn 3 nguồn tin từ chính phủ Mỹ cho biết Trung Quốc đă gửi phản hồi bằng văn bản tới Mỹ với nội dung về cải cách thương mại sâu rộng sau khi Washington yêu cầu Bắc Kinh phải cải cải tổ mạnh mẽ các chính sách thương mại.
Các nguồn tin không tiết lộ thông tin chi tiết về nội dung văn bản phản hồi của Trung Quốc. Hiện chưa rơ văn bản này có bao hàm bất kỳ sự nhượng bộ nào của Trung Quốc để đáp ứng yêu cầu của Tổng thống Trump hay không.
Trong khi đó, một phát ngôn viên của Bộ Tài chính Mỹ hôm qua cho biết một nhóm các quan chức Mỹ do Thứ trưởng Tài chính David Malpass dẫn đầu đă thảo luận với phía Trung Quốc thông qua một cuộc họp trực tuyến. Mỹ từng tuyên bố sẽ không bắt đầu các cuộc đàm phán về thương mại cho tới khi Washington nh́n thấy những đề xuất cụ thể từ phía Trung Quốc nhằm giải quyết những quan ngại của Mỹ.
Tổng thống Trump từng nhiều lần chỉ trích Trung Quốc v́ các vấn đề liên quan tới đánh cắp sở hữu trí tuệ, bảo hộ công nghiệp, thâm hụt thương mại cũng như các rào cản do Bắc Kinh đặt ra cho các công ty Mỹ muốn đầu tư vào Trung Quốc.
VietBF © sưu tầm