Tại Philippines đang diễn ra cuộc tranh luận về kế hoạch thăm ḍ dầu chung với Trung Quốc ở biển Đông trước thềm chuyến công du của Tập Cận B́nh tới nước này vào cuối tuần.
Ngày 10-11, báo South China Morning Post (SCMP) cho biết khuôn khổ
của thỏa thuận nói trên được cho là đă được Manila và Bắc Kinh thông qua hồi tháng 9. Tuy nhiên, băo Mangkhut đổ bộ Philippines khiến mọi thứ bị tŕ hoăn.
Cho đến khi tân Bộ trưởng Ngoại giao Philippines Teodoro Locsin Jnr nhậm chức thay người tiền nhiệm Alan Peter Cayetano, thỏa thuận thăm ḍ dầu chung dường như sẽ tiến triển theo kế hoạch.
Ngay trước khi từ chức để tranh cử Quốc hội, ông Cayetano nói với truyền thông: "Tôi vẫn c̣n cả ngày để hoàn thành dự thảo thỏa thuận. Tôi có thể nói thỏa thuận hợp pháp, phù hợp đạo đức và bảo đảm quan điểm bảo vệ chủ quyền cũng như kinh tế".
Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị (trái) bắt tay Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte tại TP Davao. Ảnh: EPA
Hôm 28-10, Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị đến TP Davao để dự sinh nhật lần thứ 48 của ông Cayetano. Ngày hôm sau, ông Vương có một cuộc gặp với người đồng cấp Locsin. Sau buổi nói chuyện, thỏa thuận thăm ḍ dầu chung có vẻ không gặp trục trặc nào. Ông Vương cho biết: "Trung Quốc sẵn sàng thảo luận thêm với Philippines về kế hoạch thăm ḍ dầu khí ở biển Đông để ngăn chặn những khác biệt và theo đuổi sự phát triển chung".
Tuy nhiên, chuyên gia biển Đông kiêm GS Luật tại Trường ĐH Philippines, Jay Batongbacal, nói rằng cụm từ "Trung Quốc sẵn sàng thảo luận thêm" cho thấy thỏa thuận vẫn c̣n một chặng đường dài để hoàn tất.
"Tôi nghĩ (Trung Quốc) chưa sẵn sàng kư bất cứ điều ǵ. Có nhiều khả năng (trong chuyến thăm của Chủ tịch Tập Cận B́nh), Philippines và Trung Quốc sẽ kư một số tuyên bố chung hoặc khuôn khổ của thỏa thuận, c̣n chi tiết về pháp lư và quá tŕnh thực hiện sẽ được bàn sau" – GS Batongbacal dự đoán.
Trong bối cảnh ngư dân Philippines lo lắng về thỏa thuận khí đốt chung tiềm tàng giữa Manila và Bắc Kinh, ông Locsin tuần trước khẳng định trên Twitter rằng chưa có thỏa thuận nào như vậy. Nhưng ông tiết lộ một thỏa thuận giữa Philippines và Trung Quốc sẽ được kư kết và không liên quan đến Bộ Ngoại giao mà chỉ có Bộ Năng lượng và Bộ Tư pháp tham gia.
Về phần ḿnh, Bộ trưởng Năng lượng Philippines Alfonso Cusi nói ông "không biết về thỏa thuận thăm ḍ" liên quan đến vùng lănh hải đang tranh chấp nhưng để ngỏ khả năng thảo luận về một thỏa thuận tương tự với Trung Quốc.
Theo SCMP, Trung Quốc có thể lách các vấn đề pháp lư bằng cách để Tổng Công ty Dầu khí Ngoài khơi Quốc gia Trung Quốc (CNOOC) mua lại một mảng trực thuộc Diễn đàn Năng lượng (chủ yếu do Tập đoàn năng lượng PXP của Philippines sở hữu), qua đó được quyền thăm ḍ và khai thác dầu khí tại khu vực bao gồm băi Cỏ Rong ở biển Đông.
Song thẩm phán Ṭa án tối cao Philippines Antonio Carpio cảnh báo CNOOC không chỉ muốn 50% cổ phần của Diễn đàn Năng lượng mà cả "chủ quyền ở băi Cỏ Rong". Ông Carpio lưu ư tham vọng của Bắc Kinh (nếu diễn ra) là trái với Hiến pháp 1987 của Philippines cũng như quyết định của Ṭa án quốc tế về Luật Biển (ITLOS) hồi tháng 7-2016 vốn ủng hộ Manila trong cuộc tranh chấp lănh hải với Bắc Kinh ở biển Đông.
Theo ông Carpio, thông qua CNOOC, Trung Quốc muốn ít nhất cũng "chia sẻ 50-50 chi phí khai thác". Trong khi đó, hiến pháp Philippines yêu cầu "chi phí sản xuất do nhà thầu chịu 100%, Philippines chịu 0%; c̣n chủ quyền tài nguyên thuộc về Philippines 100%".
Ngoài ra, ông Carpio cho rằng khái niệm "gạt bỏ tranh chấp và theo đuổi sự phát triển chung mà Trung Quốc đưa ra" thực chất là "một cái bẫy" v́ theo chính phủ Trung Quốc, yếu tố đầu tiên trong sự phát triển chung là "chủ quyền các vùng lănh thổ liên quan đều thuộc về Trung Quốc".
VietBF © sưu tập