Mỹ cương quyết chặn Trung Quốc đặt ‘sự đă rồi’ trên Biển Đông. Nhiều tàu chiến Mỹ và đồng minh có mặt trên Biển Đông thời gian vừa qua. Như vậy t́nh h́nh Biển Đông có nhiều thay đổi theo hướng ngày càng trở nên phức tạp hơn, trong bối cảnh thế giới có nhiều thay đổi...
Có những nguy cơ
Trở về từ Hội thảo quốc tế Biển Đông lần thứ 10 vừa tổ chức tại TP Đà Nẵng, Ths Hoàng Việt - thành viên Quỹ Nghiên cứu Biển Đông cho biết, hội thảo tổ chức trong hai ngày (8-9/11) với 8 phiên thảo luận, đề cập đến rất nhiều vấn đề xung quanh Biển Đông.
Theo Ths Hoàng Việt, các học giả đều nhất trí rằng t́nh h́nh Biển Đông thời gian qua đă có nhiều thay đổi theo hướng ngày càng trở nên phức tạp hơn và chứa đựng nhiều tầng nấc, trong bối cảnh t́nh h́nh thế giới có nhiều thay đổi, đặc biệt là Mỹ đă có nhiều thay đổi về chính sách, trong đó có chính sách với Trung Quốc.
Cả Mỹ và Trung Quốc đều muốn tranh giành ảnh hưởng tại khu vực Ấn Độ - Thái B́nh Dương, trong đó Đông Nam Á là trung tâm, có Biển Đông là vùng biển quan trọng.
"Nói cho cùng, Biển Đông chính là thương mại. Trong thời đại ngày nay, không ai muốn xảy ra chiến tranh về mặt quân sự nên ai nắm được chiến thắng về thương mại, người đó chiến thắng.
Biển Đông là con đường thương mại quan trọng bậc nhất trên thế giới, ai kiểm soát được người đó nắm quyền chi phối. V́ lẽ đó, đây là nơi cả Mỹ và Trung Quốc đều muốn tranh giành ảnh hưởng", Ths Hoàng Việt chỉ rơ.
Tàu khu trục USS Decatur của Mỹ cuối tháng 9/2018 đă chạm trán nguy hiểm với tàu chiến Trung Quốc tại Trường Sa thuộc chủ quyền của Việt Nam. Ảnh: Hải quân Mỹ.
Cũng theo vị chuyên gia, nếu trước đây chính quyền của Tổng thống Barack Obama tương đối nhẹ nhàng với Trung Quốc và không tuyên bố Trung Quốc là một đối thủ, th́ giờ đây, dưới thời Tổng thống Donald Trump, Mỹ đă phản ứng mạnh mẽ hơn rất nhiều, coi Trung Quốc là một đối thủ và có những hành động rất mạnh mẽ.
Đầu tiên, Mỹ gây chiến tranh thương mại với Trung Quốc, sau đó Mỹ gây sức ép về mặt quân sự, trong đó tăng cường các cuộc tuần tra trên Biển Đông, thúc đẩy các đồng minh của Mỹ cùng tham gia. Gần đây, Anh đă cho chiến hạm tuần tra trên Biển Đông và Pháp sắp tới cũng cho hàng không mẫu hạm tuần tra khu vực Biển Đông.
Điều đó cho thấy t́nh h́nh Biển Đông đầy những vấn đề sôi động, tiềm ẩn rất nhiều nguy cơ", Ths Hoàng Việt nhận định.
Đáng lưu ư, giữa Trung Quốc và ASEAN cũng đă có những tiến bộ nhất định trong đàm phán về Bộ Quy tắc ứng xử của các bên ở Biển Đông (COC). Dù vậy, vị chuyên gia khẳng định, COC vẫn c̣n là một con đường dài v́ Trung Quốc vẫn chưa ngừng những hành động của họ trên Biển Đông.
"Sau khi Trung Quốc bồi lấp, quân sự hóa trên một số đảo họ chiếm giữ trái phép ở Trường Sa, Hoàng Sa của Việt Nam, có vẻ Trung Quốc không muốn cho các quốc gia Đông Nam Á khác tiếp tục làm giống họ nên họ đă có những bước đi nhất định về COC.
Nhưng như đă nói, COC vẫn là con đường dài bởi nếu như rất nhiều quốc gia, trong đó có Việt Nam, muốn COC phải là một văn bản ràng buộc về mặt pháp lư th́ Trung Quốc lại không muốn điều đó", ông Việt chỉ rơ.
Một vấn đề nổi bật khác khiến COC chưa thể đi tới kết luận cuối cùng, đó là việc khai thác chung.
Dự kiến, trong tuần thứ 3 của tháng 11/2018, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận B́nh sẽ sang thăm Philippines và dự kiến hai bên sẽ kư một thỏa thuận để thăm ḍ, khai thác chung trên khu vực Biển Đông.
"Điều này làm dấy lên quan ngại v́ chính sách của Trung Quốc vẫn là Gác tranh chấp, cùng khai thác. Nhưng Gác tranh chấp, cùng khai thác khác của Trung Quốc khác các nước ở chỗ: Gác tranh chấp, cùng khai thác trên thế giới được áp dụng trên vùng biển tranh chấp, nhưng Trung Quốc lại đề xuất chính sách này trong vùng "đường lưỡi ḅ", có nghĩa là nó nằm trên vùng đặc quyền kinh tế của một quốc gia khác.
Chẳng hạn, nếu nằm trên vùng đặc quyền kinh tế của Việt nam, Philippines th́ nó hoàn toàn thuộc về Việt Nam hoặc Philippines chứ không phải là vùng biển tranh chấp, theo Công ước Luật biển năm 1982.
Vị chuyên gia cho hay, ngoài những vấn đề nêu trên, hội thảo quốc tế về Biển Đông cũng đặt ra nhiều vấn đề khác như: việc tăng cường tuần tra, do thám, t́m kiếm các thông tin t́nh báo trong khu vực Biển Đông. Việc t́m kiếm những thông tin này cũng có nhiều phương tiện khác nhau, kể cả tàu ngầm, các thiết bị sonar dưới đáy biển, thiết bị không người lái... Trong tương lai, các thiết bị không người lái sẽ xuất hiện rất nhiều, kể cả trên không và ngầm dưới biển nhưng khung pháp lư quốc tế cho việc này chưa có nhiều và điều đó dẫn đến rất nhiều nguy cơ tiềm ẩn.
Vấn đề của ASEAN
Đối với ASEAN, Ths Hoàng Việt một lần nữa khẳng định, t́nh h́nh Biển Đông thế nào phụ thuộc phần lớn vào Trung Quốc và Mỹ, tuy nhiên bên cạnh đó nó vẫn có phần phụ thuộc vào cách hành xử của các nước nhỏ trong khu vực, cụ thể là tính cố kết của ASEAN.
Hiện tại, ASEAN đang phải đối mặt với nhiều vấn đề, trong đó nổi bật là việc bản thân ASEAN chưa đồng thuận với nhau.
Ths Hoàng Việt dẫn trường hợp Philippines để chứng minh cho điều này. Trước đây, Philippines là quốc gia rất mạnh mẽ trong việc chống lại những chính sách và hành động của Trung Quốc trên Biển Đông, chính Philippines là người khởi xướng vụ kiện Trung Quốc ra ṭa quốc tế ở La Hay. Tuy nhiên, Philippines dưới thời Tổng thống Duterte lại lưỡng lự vấn đề khai thác chung với Trung Quốc, trong khi luật pháp của Philiipines rất chặt chẽ.
"Luật pháp của Philippines quy định, trong trường hợp như vậy phải tuân thủ theo hiến pháp, không phải tổng thống muốn làm ǵ th́ làm nhưng trên thực tế có thể sẽ không như vậy".
Đó cũng là lư do v́ sao COC vẫn chưa thể đi đến kết quả cuối cùng.
Đây là vấn đề ASEAN muốn giải quyết nhưng có giải quyết được hay không lại c̣n tùy thuộc vào rất nhiều yếu tố", Ths Hoàng Việt nhấn mạnh.