Kết quả bầu cử giữa kỳ ngày 6/11 sẽ khiến quốc hội Mỹ phải có sự phân chia lại quyền lực. Theo đó, đảng Cộng ḥa tiếp tục kiểm soát Thượng viện, trong khi đảng Dân chủ giành lại quyền kiểm soát Hạ viện sau 8 năm. Một câu hỏi đặt ra là liệu bên nào quyền lực hơn.
Sau bầu cử giữa kỳ, đảng Cộng ḥa tiếp tục kiểm soát Thượng viện trong khi đảng Dân chủ kiểm soát Hạ viện. (Ảnh: New York Times)
Hạ viện
Hạ viện gồm tổng cộng 435 nghị sĩ và được bầu lại 2 năm một lần. Số nghị sĩ đại diện mỗi bang tương xứng với dân số của bang đó. Hiện California có số đại biểu đông nhất trong Hạ viện với 53 người.
Cũng giống Thượng viện, Hạ viện có quyền đề xuất các dự luật mới hay các sửa đổi luật. Thành viên ở hai viện này đều được bổ nhiệm vào các ủy ban phụ trách các lĩnh vực khác nhau như ngân sách, tư pháp.
Hạ viện có quyền lực đặc biệt: quyền đưa ra các đạo luật về thu nhập, phế truất các quan chức chính phủ, và bầu tổng thống nếu như đại cử tri đoàn không quyết định được ai thắng cử.
Thượng viện
Thượng viện thường được coi là có thanh thế hơn một phần là bởi số thượng nghị sĩ ít hơn nhiều so với số hạ nghị sĩ ở Hạ viện. Ngoài ra Hiến pháp Mỹ cũng trao cho cơ quan này những thẩm quyền đặc biệt. Thượng viện có tổng cộng 100 thượng nghị sĩ, mỗi bang có 2 thượng nghị sĩ đại diện với nhiệm kỳ 6 năm.
Cố Tổng thống Mỹ George Washington được cho là từng giải thích về mục đích của Thượng viện thiên về thảo luận hơn là Hạ viện do Thượng viện quy mô nhỏ hơn và thành viên của Thượng viện phục vụ nhiệm kỳ lâu hơn nên bầu không khí tại Thượng viện ít đảng phái hơn và hợp tác hơn Hạ viện.
Hiến pháp Mỹ trao cho Thượng viện quyền “kiểm tra và cân bằng quyền lực” của các thành phần khác trong chính phủ liên bang với việc phê duyệt các đề cử của tổng thống, trong đó có các đề cử đối với chức vụ như thẩm phán Ṭa án tối cao, và quyền bầu Phó Tổng thống trong trường hợp không có ai nhận đa số phiếu đại cử tri. Các thượng nghị sĩ cũng được trao quyền thông qua hay phủ quyết các hiệp ước của Mỹ với nước ngoài.
Thượng viện cũng có vai tṛ đặc biệt trong các cuộc điều tra cấp liên bang. Ví dụ, một ủy ban của Thượng viện đă điều tra bê bối Watergate vào những năm 1970, hay điều tra các cáo buộc quấy rối t́nh dục chống lại Thẩm phán Clarence Thomas vào những năm 1990.
Thông qua các quy tŕnh luận tội bắt đầu ở Hạ viện, vấn đề sẽ được gửi tới Thượng viện. Thượng viện là cơ quan duy nhất có thẩm quyền tiến hành xét xử các vụ luận tội - điều mà họ đă làm với vụ luận tội Tổng thống Bill Clinton vào năm 1999. Để luận tội và phế truất tổng thống, cần có sự ủng hộ của ít nhất 2/3 thượng nghị sĩ.
Cơ quan nào quyền lực hơn?
Mặc dù Thượng viện và Hạ viện có vai tṛ giống nhau là giám sát hoạt động của chính phủ, nhưng những người lập quốc ở Mỹ cũng trao cho họ những thẩm quyền riêng, Ross Baker, một giáo sư về chính trị Mỹ tại Đại học Rutgers cho biết.
“Họ có những vai tṛ riêng biệt. Ở Thượng viện, đó là về việc bổ nhiệm và về các hiệp ước, c̣n ở Hạ viện là về thuế và chi tiêu ngân sách”, ông Baker nói. Do vậy, việc phân định bên nào quyền lực hơn không hề dễ dàng.
Với việc giành lại quyền kiểm soát Hạ viện sau cuộc bầu cử giữa kỳ, đảng Dân chủ có thể chuẩn bị cho các phiên điều trần, các cuộc điều tra gần như tất cả các ngóc ngách của chính quyền Tổng thống Donald Trump.
Tuy nhiên, vấn đề lớn nhất - kế hoạch luận tội tổng thống - th́ dường như không thay đổi. Với việc đảng Cộng ḥa vẫn nắm quyền kiểm soát Thượng viện, ít khả năng đảng Dân chủ sẽ t́m cách luận tội Tổng thống Donald Trump. Điều này bởi việc luận tội sẽ khó qua ải Thượng viện.
Therealrtz © VietBF