Phong cách lănh đạo của tổng thống Trump không giống doanh nhân. Ông xuất thân là một tỷ phú New York. Tuy nhiên, các chính sách của Trump lại đang khiến doanh nghiệp có quan hệ không mấy tốt đẹp với chính quyền Mỹ.
Tổng thống Mỹ - Donald Trump là lănh đạo đầu tiên của nước này xuất thân từ doanh nhân. Những kỹ năng kinh doanh đă giúp ông có lợi thế độc đáo trong việc điều hành nền kinh tế lớn nhất thế giới.
Tuy nhiên, giới quan sát cho rằng sau nửa nhiệm kỳ, các chính sách của ông Trump không hề giống một CEO hiện đại. Hội đồng CEO cố vấn đă rời bỏ ông sau các b́nh luận hời hợt về vụ bạo động ở Charlottesville. Trump cũng đưa các CEO vào vị trí lănh đạo, nhưng ông chủ ExxonMobil - Rex Tillerson đă bị sa thải khỏi chức Ngoại trưởng. C̣n Giám đốc Goldman Sachs - Gary Cohn cũng từ chức cố vấn kinh tế sau việc Trump áp đặt các chính sách bảo hộ thương mại.
Tổng thống Mỹ - Donald Trump tại Nhà Trắng. Ảnh: Reuters
Dĩ nhiên, các doanh nghiệp Mỹ chào đón chính sách giảm thuế và thủ tục hành chính của ông Trump. Hai chính sách này đă giúp đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế và kéo chứng khoán Mỹ tăng điểm.
Tuy nhiên, họ không hài ḷng với chủ nghĩa dân túy của ông, thể hiện qua thuế nhập khẩu, chiến tranh thương mại với Trung Quốc và chính sách nhập cư khắt khe bất chấp Mỹ thiếu lao động trầm trọng. “Đó là 3 điều các công ty rất ghét”, Jeffrey Sonnenfeld - giảng viên Trường quản lư Yale nhận xét trên CNN.
Công kích các doanh nghiệp
Các doanh nghiệp Mỹ đang có quan hệ không mấy tốt đẹp với chính quyền lẽ ra là thân thiện nhất với doanh nghiệp từ trước đến nay. Lănh đạo các công ty lớn nhất Mỹ đều biết ông Trump có thể công kích họ bất kỳ lúc nào. Đây là điều chưa từng có tiền lệ.
Trump đă chỉ trích CEO Amazon - Jeff Bezos, ông chủ Merck - Ken Frazier, hăng motor Harley-Davidson và cả giải bóng đá quốc gia Mỹ (NFL). Các công ty tại Thung lũng Silicon cũng không thoát t́nh cảnh này. Ông Trump đă cáo buộc Google, Facebook và Twitter thao túng nội dung hiển thị. Cả ba công ty đă phủ nhận điều này. Ông cũng cho biết trên Axios rằng Mỹ có thể điều tra vi phạm luật chống độc quyền với Amazon, Facebook và Google.
Tạo ra sự bất ổn
Ông Trump đă cam kết đưa ra các chính sách bảo đảm sự thống nhất và thân thiện với doanh nghiệp. “Tôi đă dành cả cuộc đời làm kinh doanh, t́m kiếm tiềm năng trong các dự án và con người trên khắp thế giới”, ông cho biết trong bài phát biểu cách đây 2 năm, “Giờ tôi muốn làm điều đó cho đất nước của chúng ta”.
Tuy nhiên, Sonnenfeld cho biết giới kinh doanh đă cảm thấy thất vọng. Phong cách lănh đạo của ông Trump được đánh giá không hề giống một lănh đạo doanh nghiệp nào. “Ông ấy thích xung đột. C̣n họ th́ không. Họ thích sự ổn định và thống nhất”, Sonnenfeld cho biết.
Chiến tranh thương mại và lạm phát
Chính sách giảm thuế cho doanh nghiệp của ông Trump đă giúp chứng khoán Mỹ bùng nổ cuối năm 2016 - đầu năm 2017. Lợi nhuận doanh nghiệp và hoạt động mua lại cổ phiếu cũng lên kỷ lục. Cũng nhờ ông Trump, số vụ phạt doanh nghiệp giảm mạnh, giới chức cũng dần nới lỏng các quy định hậu khủng hoảng với ngân hàng.
Dù vậy, chủ nghĩa dân túy lại không hề phù hợp với quan điểm này. Đà tăng tại Wall Street đă chững lại khi ảnh hưởng từ chính sách giảm thuế qua đi. Sau đợt tăng vọt năm 2017, thị trường biến động nhiều hơn. Nhà đầu tư lo sợ các chính sách giảm thuế tương tự có thể buộc Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) nâng lăi mạnh tay hơn để ngăn lạm phát tăng tốc.
“Nền kinh tế thực sự cần chậm lại, để ngăn sự nguy hiểm khi tăng trưởng quá nóng”, Jan Hatzius - kinh tế trưởng tại Goldman Sachs nhận xét.
Lợi nhuận doanh nghiệp cũng đang bị ăn ṃn v́ thuế nhập khẩu và chi phí nguyên liệu thô tăng vọt. Nỗi lo chiến tranh thương mại càng khiến thị trường bất ổn.
Điều các CEO băn khoăn nhất hiện tại là sang năm tới, liệu ông Trump có quay về chính sách thân thiện với doanh nghiệp hay sẽ tiếp tục với chủ nghĩa dân túy. “Trong năm đầu, các chính sách của ông Trump rất hỗ trợ tăng trưởng, và thị trường chứng khoán đă phản ánh điều đó”, Kristina Hooper - chiến lược gia thị trường tại Invesco nhận định, “Năm thứ hai th́ lại nhấn mạnh vào các chính sách có thể phản tăng trưởng - chủ yếu là bảo hộ - và chứng khoán năm nay đă rất khác”.