Theo một nghiên cứu mới của Hiệp hội Henry Jackson, khoảng một nửa trong số 150.000 người Nga đang sinh sống tại London bị cáo buộc là người cung cấp thông tin cho Mát-cơ-va. Truyền thông nước này đang phát cuồng với cụm từ "gián điệp Nga" sau khi báo cáo trên được đưa ra.
Truyền thông Anh nghi ngờ một nửa số nhân viên Đại sứ quán Nga tại London có dính líu đến các hoạt động t́nh báo
Theo Telegraph, 75.000 người Nga bị cáo buộc đang tích cực hỗ trợ các nhiệm vụ bí mật của Mát-cơ-va. Nghiên cứu của Henry Jackson cũng cảnh báo về sự gia tăng nhanh của các nhân viên Nga tại Anh trong tám năm qua, với gần 200 nhân viên chính phủ kiểm soát hoạt động của mạng lưới khoảng 500 điệp viên tại Anh.
Báo cáo trên cũng chỉ ra rằng khoảng 50% các nhà ngoại giao tại Đại sứ quán Nga cũng tích cực tham gia vào công việc t́nh báo.
Tờ Telegraph trích dẫn thông tin đưa ra bởi Oleg Gordievsky, đại tá KGB là một cựu điệp viên hai mang cho MI6 cho biết, ước tính năm 1985 có 39 có điệp viên của Liên Xô hoạt động tại Anh.
Như vậy, con số trong báo cáo của Hiệp hội Henry Jackson vượt gấp nhiều lần số liệu đưa ra trong qua khứ.
Báo cáo cho biết, “Nhiệm vụ chính của gián điệp Nga là thu thập thông tin t́nh báo về những người hiện đang ở vị trí, hoặc trước đây đă từng nắm giữ các vị trí quyền lực có tác động đến công việc của nước Nga”.
“Đại sứ quán của Nga tại Kensington hiện đang duy tŕ một đội ngũ 56 nhà ngoại giao, khoảng một nửa trong số đó được cho có tham gia vào công việc t́nh báo”, bản báo cáo khẳng định.
Truyền thông Anh đang yêu cầu Chính phủ nước này tăng cường nỗ lực chống lại “mối đe dọa Nga.” Đồng thời, kêu gọi các quan chức xem xét thu hồi quyền can thiệp vào việc công bố thông tin của các phương tiện truyền thông của những người được cho là “gián điệp của Nga”.
Andrew Foxall, tác giả của báo cáo cho biết, “nghiên cứu đă phơi bày ra ánh sáng các hoạt động của các cơ quan t́nh báo Nga ở Anh tưởng như đă ch́m vào trong quên lăng”. Và khẳng định, con cá mập đă trở lại.
“Các điệp viên Nga tham gia vào nhiều hoạt động khác, không chỉ là “ám sát” như vụ đầu độc Skripal. Họ đang bận rộn thực hiện các biện pháp tích cực để làm suy yếu xă hội của chúng ta”, Foxall nói.
Người đứng đầu MI-6, Sir Richard Dearlove ủng hộ báo cáo trên, và nói rằng, “Báo cáo nhắc nhở chúng ta rằng hoạt động của t́nh báo Nga ở phương Tây quy mô c̣n rất lớn, và chúng ta nguồn lực đáng kể và chuyên môn để theo dơi và loại bỏ những mối đe dọa đến an ninh quốc gia của chúng ta. Như trong Chiến tranh Lạnh, khả năng phản gián hiệu quả vẫn là một phần thiết yếu trong cộng đồng an ninh và t́nh báo của chúng ta”.
Ngay lập tức, Đại sứ quán Nga tại London đă bác bỏ nghiên cứu này và cho đó là sự “hoang tưởng chính trị”.
Phương pháp nghiên cứu của Andrew Foxall chưa được tiết lộ. Tuy nhiên, sự cuồng loạn về “gián điệp Nga”, “sự xâm lược của Nga”, hay như “căn cứ quân sự bí mật của Nga” chưa cho thấy dấu hiệu dừng lại.
Và sẽ chẳng có ǵ ngạc nhiên nếu có một ngày nào đó những người Anh báo cáo phát hiện Roman Abramovich, ông chủ của câu lạc bộ Chelsea là một điệp viên, bất chấp những người đó chỉ là thiểu số trong 150.000 người Nga hiện đang sinh sống tại London.
Therealrtz © VietBF