Pháp đang vô cùng lo lắng v́ tỷ lệ trẻ sinh ra bị dị tật ở tay cao bất thường tại một số khu vực. Biểu hiện là nhiều trẻ sơ sinh không có bàn tay.
Tỷ lệ trẻ sơ sinh không có bàn tay hoặc cánh tay vượt mức trung b́nh, đặc biệt ở khu vực Ain, đang gây hoang mang cho người dân Pháp. Ảnh minh họa: PHDG.
Pháp đang mở cuộc điều tra trên toàn quốc nhằm t́m hiểu nguyên nhân v́ sao trẻ em ở vài khu vực sinh ra bị mất tay hoặc cánh tay sau khi một số trường hợp mới được báo cáo tuần qua, Reuters hôm nay dẫn thông báo từ Bộ trưởng Y tế Pháp Agnes Buzyn.
Thông tin về việc tỷ lệ trẻ sơ sinh bị khuyết tật ở tay và bàn tay cao bất thường đang khiến công chúng Pháp lo âu. Họ cho rằng một loại chất độc nào đó trong thức ăn, nước uống hay không khí có thể là nguyên nhân.
"Tôi muốn biết, tôi nghĩ tất cả nước Pháp muốn biết", bà Buzyn nói với kênh BFM TV. "Có khả năng nó bắt nguồn từ một yếu tố môi trường, hoặc có thể là xuất phát từ thứ mà những phụ nữ này ăn, uống và hít vào".
Cơ quan Y tế Công cộng Pháp cho hay họ đă phát hiện thêm 11 trường hợp trẻ em sinh ra có khuyết tật ở tay từ năm 2000 đến 2014 tại vùng Ain, phía đông Pháp, gần biên giới Thụy Sĩ, trong đó, 7 trường hợp được ghi nhận từ năm 2009 đến 2014.
Ngoài ra, cũng có những ca sinh dị tật ở hai vùng khác ở phía bắc Pháp: 4 trường hợp tại khu vực Morbihan từ năm 2011 đến 2013 và ba trường hợp tại khu vực Loire-Atlantique trong năm 2007 và 2008. Ain và Loire-Atlantique cách nhau vài trăm km.
Cuộc điều tra sẽ được thực hiện bởi cơ quan y tế và cơ quan quản lư vệ sinh an toàn thực phẩm, Bộ trưởng Buzyn cho biết. Các nhà điều tra sẽ "tới gặp những bà mẹ và cố gắng t́m hiểu xem các gia đ́nh này có điểm ǵ chung".
Kết luận đầu tiên sẽ có vào cuối tháng một năm sau và báo cáo đầy đủ sẽ được nộp trước tháng 6/2019.
Dữ liệu từ bệnh viện cho thấy dị tật bẩm sinh ở chi xảy ra với tỷ lệ 0,017%, tương đương 150 trường hợp mỗi năm ở Pháp. Dị tật bẩm sinh có thể bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân, bao gồm đột biến nhiễm sắc thể, người mẹ sử dụng ma túy hay các chất độc khác.
Therealrtz © VietBF