Mỹ đă ra mặt bảo vệ Biển Đông. Đồng thời cũng giúp Đài Loan không về tay Đại lục. Lập tức Tập Cận B́nh cảnh báo chiến tranh ở Biển Đông và Đài Loan.
Hồi cuối tuần vừa rồi, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận B́nh đă ra lệnh cho quân đội Trung Quốc giám sát t́nh h́nh ở Biển Đông và Vùng lănh thổ (VLT) Đài Loan để “chuẩn bị sẵn sàng cho chiến tranh”. Chỉ đạo này được đưa ra trong bối cảnh căng thẳng giữa Trung Quốc và Mỹ đang leo thang nghiêm trọng v́ các vấn đề thương mại và v́ chiến dịch bành trướng của Trung Quốc ở Ấn Độ Dương-Thái B́nh Dương.
Ảnh minh họa
"Rất cần thiết để tăng cường nhiệm vụ… và tập trung cho các hoạt động chuẩn bị sẵn sàng cho việc phải chiến đấu trong một cuộc chiến tranh”, Chủ tịch Trung Quốc đă phát biểu như vậy trên đài truyền h́nh trung ương CCTV trong một cuộc kiểm tra Quân khu phía Nam ở tỉnh Guangdong gần đây.
"Chúng ta phải tăng cường các cuộc tập trận về khả năng sẵn sàng chiến đấu, các cuộc tập trận chung và các bài tập đối đầu nhằm tăng cường năng lực của các binh sĩ cũng như chuẩn bị sẵn sàng cho chiến tranh”, Chủ tịch Tập Cận B́nh nói.
Quân khu Phía Nam chịu trách nhiệm giám sát các hoạt động ở Biển Đông - một trong những vùng biển nóng nhất thế giới hiện giờ.
Biển Đông là nơi đang chứng kiến những cuộc tranh chấp quyết liệt giữa Trung Quốc và một loạt nước láng giềng xung quanh. Trung Quốc lâu nay đă gây ra sự bất b́nh trong khu vực nói riêng và trên thế giới nói chung khi t́m cách độc chiếm Biển Đông - một khu vực vốn có vai tṛ vô cùng quan trọng với thế giới. Trung Quốc gần đây đă gây ra một làn sóng phản đối dữ dội và quyết liệt chưa từng có của các nước láng giềng trong khu vực cũng như của cộng đồng thế giới v́ việc nước này đang tích cực đẩy mạnh các hoạt động bồi đắp, cải tạo, xây dựng trái phép và giờ là quân sự hóa ở Biển Đông.
Trong một động thái làm đẩy cao căng thẳng ở Biển Đông, Trung Quốc mới đây đă cho triển khai các tên lửa đất đối không, đất đối hạm và hệ thống làm nhiễu điện tử đến các cấu trúc mà nước này đă xây dựng trái phép thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam. Hành động quân sự hóa Biển Đông của Trung Quốc ngay lập tức bị phản ứng. Mỹ tăng cường thực hiện “chiến dịch tự do hàng hải” để thể hiện sự phản đối với đ̣i hỏi chủ quyền tham lam của Trung Quốc ở Biển Đông cũng như các hành động phi pháp của Trung Quốc ở vùng biển này gần đây.
Cùng với đó, Mỹ và Trung Quốc cũng đang căng thẳng với nhau về vấn đề Đài Loan.
Phát biểu tại lễ khai mạc Diễn đàn Xiangshan ở thủ đô Bắc Kinh hồi cuối tuần vừa rồi, Bộ trưởng Quốc pḥng Trung Quốc Wei Fenghe đă cảnh báo, "vấn đề Đài Loan liên quan đến chủ quyền và sự toàn vẹn lănh thổ của Trung Quốc. Nó động chạm đến lợi ích cốt lơi của Trung Quốc. Trong vấn đề này, sẽ cực kỳ là nguy hiểm để liên tục thách thức giới hạn cuối cùng của Trung Quốc. Nếu ai đó cố t́m cách chia tách Đài Loan ra khỏi Trung Quốc, quân đội Trung Quốc sẽ hành động bằng bất kỳ giá nào”.
Trung Quốc và vùng lănh thổ Đài Loan đă bị chia cắt năm 1949, sau một cuộc nội chiến và kể từ đó đến nay Bắc Kinh luôn khẳng định mục tiêu kiên quyết thống nhất Đài Loan vào Trung Quốc. Bắc Kinh công khai ư định sẵn sàng dùng vũ lực đối với VLT Đài Loan nếu khu vực này t́m cách đ̣i độc lập với Trung Quốc. V́ thế, Đài Loan vẫn luôn canh cánh cái gọi là “mối đe dọa từ Trung Quốc” đối với ḥn đảo này.
Quan hệ Mỹ-Trung bắt đầu xấu đi hơn nữa từ tháng trước khi Mỹ cáo buộc một tàu khu trục của Trung Quốc tiến sát và suưt đâm vào tàu USS Decatur của Mỹ ở Biển Đông khi tàu Mỹ đang thực hiện “chiến dịch tự do hàng hải”.
Theo nhà nghiên cứu Collin Koh của Trường Nghiên cứu Quốc tế S. Rajaratnam thuộc Đại học Kỹ thuật Nanyang ở Singapore, những phát biểu mới nhất của ông Tập Cận B́nh rất có thể là nhằm nhấn mạnh “đ̣i hỏi chủ quyền của Bắc Kinh ở những vùng tranh chấp”.
"Đó có thể được xem là tín hiệu cảnh báo gửi tới riêng tới Mỹ và tới bất kỳ bên nào mà Bắc Kinh cho là đang có những hành động khiêu khích đối với họ”, ông Koh nói thêm.
Nhà phân tích Zhou Chenming ở Bắc Kinh cũng chia sẻ quan điểm với ông Koh, nói rằng: “Mỹ được cho là sẽ tiến hành nhiều hoạt động tự do hàng hải hơn ở Biển Đông và bởi b́ Mỹ không công nhận chủ quyền của Bắc Kinh đối với những ḥn đảo nhân tạo như băi đá Vành khăn, sẽ có thể có thêm những mâu thuẫn, đối đầu quân sự giữa hai nước Mỹ-Trung”.