Tổng thống Mỹ Donald Trump tuyên bố rút khỏi Hiệp ước INF. Có thể Mỹ sẽ triển khai tên lửa hạt nhân ở châu Âu. Nga tuyên bố, châu Âu sẽ lănh đủ hậu họa.
Tổng thống Putin đă đề cập đến trường hợp Mỹ rút khỏi Hiệp ước Tên lửa Hạt nhân Tầm trung (INF) và quyết định đặt tên lửa gần biên giới nước Nga. Có hiệu lực từ năm 1988, INF cấm Mỹ và Liên Xô (và sau này là Nga) phát triển, sản xuất và triển khai các loại tên lửa hành tŕnh có tầm bắn nằm trong khoảng từ 500 đến 5.500km.
Một hệ thống pḥng thủ tên lửa S-300 của Nga khai hỏa trong một cuộc diễn tập quân sự gần đây.
“Nếu chúng được triển khai ra Châu Âu, chúng tôi sẽ buộc phải đáp trả tương xứng”, ông Putin trả lời trong một cuộc họp báo ngày 24/10. Ông nói thêm rằng Châu Âu “cần phải hiểu rơ rằng lănh thổ của họ sẽ bị đặt vào t́nh thế nguy hiểm trước một cuộc tấn công đáp trả”.
Ông Putin nói thêm rằng ông không muốn thấy Châu Âu tập trung vũ khí hạt nhân bởi nó sẽ khiến toàn châu lục gặp nguy hiểm. “Tôi không hiểu tại sao chúng ta phải đưa Châu Âu vào thế nguy hiểm như vậy”, ông nói.
Tổng thống Nga nhấn mạnh, Moscow sẽ buộc phải đáp trả tương xứng và đây là điều ông hoàn toàn không mong muốn. “Tôi nhắc lại rằng chúng tôi không có lựa chọn nào khác. Chúng tôi hoàn toàn không muốn điều này”, ông nói.
Lời cảnh báo của Tổng thống Nga được đưa ra sau khi Cố vấn An ninh Quốc gia Mỹ John Bolton có chuyến thăm tới thủ đô Moscow. Ông Bolton tái khẳng định mong muốn rút khỏi Hiệp ước INF của Tổng thống Donald Trump, một văn bản mà trong 30 năm qua là trụ cột bảo đảm an ninh cho Châu Âu.
Mỹ khẳng định Nga đang vi phạm nội dung INF bằng việc chế tạo tên lửa mà hiệp ước này nghiêm cấm, song Nga đáp lại rằng chính Mỹ mới là bên không tuân theo thỏa thuận bởi hệ thống pḥng thủ tên lửa mà Mỹ đang đặt ở Châu Âu có thể được cải tạo để trở thành những loại khí tài tấn công.
Một lư do khác mà Washington đưa ra để rút khỏi hiệp ước đó là việc Trung Quốc đẩy mạnh phát triển quân sự. Tại Moscow, ông Bolton cho biết Mỹ tin rằng khoảng một phần ba cho đến một nửa số tên lửa mà Trung Quốc đang có sẽ bị cấm theo hiệp ước INF nếu văn bản này cũng được Trung Quốc kư kết.
Quyết định của Washington đă vấp phải sự chỉ trích từ các đồng minh Mỹ ở Châu Âu, khi họ lo ngại việc từ bỏ hiệp ước này sẽ ảnh hưởng xấu đến an ninh khu vực. Cụ thể, Pháp, Đức và Trung Quốc đều phản đối ông Trump rời bỏ hiệp ước này, trong khi Nga nói rằng Mỹ sẽ châm ng̣i cho một cuộc chạy đua vũ trang mới.
Trong khi đó, Tổng thư kư NATO Jens Stoltenberg phát biểu rằng liên minh hiện nay không có ư định triển khai thêm tên lửa hạt nhân để đối phó với “hiểm họa từ Nga”. “Chúng tôi không muốn có một cuộc Chiến tranh Lạnh mới”, ông nói.