Chính quyền Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan dường như đă gây áp lực dồn dập khiến Ả-rập Xê-út phải đưa ra quyết định thừa nhận cái chết của nhà báo Jamal Khashoggi trong lănh sự quán của Riyadh tại Istanbul. Tuy nhiên phía Ả-rập Xê-út lại nói rằng nhà báo chết do ẩu đả đă khiến dư luận không ai tin được.
Nhà báo Jamal Khashoggi (Ảnh: Reuters)
Giới chức Ả-rập Xê-út ngày 19/10 thừa nhận, nhà báo bất đồng chính kiến Jamal Khashoggi chết trong một "cuộc ẩu đả" với một số cá nhân bên trong lănh sự quán nước này ở thành phố Istanbul ngày 2/10.
Washington Post cho rằng chính Thổ Nhĩ Kỳ đă công bố những thông tin, khiến cộng đồng thế giới và truyền thông dồn áp lực lên Ả-rập Xê-út để công bố sự việc này. Ngay sau khi, vụ mất tích bí ẩn xảy ra 2 tuần trước,Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Erdogan và các trợ lư đă làm nhiều hơn cả một cuộc điều tra thầm lặng. Họ diễn giải chi tiết về những t́nh tiết nghi vấn dẫn tới cái chết của nhà báo Khashoggi, cáo buộc Ả-rập Xê-út đứng sau vụ việc.
Trước đó, giới chức Thổ Nhĩ Kỳ cho biết ông Khashoggi đă bị sát hại dă man sau khi đi vào bên trong lănh sự quán Ả rập Xê út. Họ tuyên bố nắm các bằng chứng bằng video và băng ghi âm cho thấy nhà báo Khashoggi bị tra tấn và bị phân xác ngay trong lănh sự quán. Ankara nghi ngờ nhóm liên quan đến vụ sát hại ông Khashoggi gồm 15 người, trong đó nhiều người có liên hệ với chính quyền Ả rập Xê út.
Sau đó, Thổ Nhĩ Kỳ tiếp tục đẩy áp lực lên cao trào, khi các công tố viên của Ankara cho biết họ đă tiến hành thẩm vấn các nhân viên người Thổ Nhĩ Kỳ làm việc tại lănh sự quán liên quan tới hoạt động của quan chức Ả-rập Xê-út vào thời điểm ông Khashoggi biến mất.
Ngoại trưởng Thổ Nhĩ Kỳ Mevlut Cavusoglu đồng thời cảnh báo rằng khi Ankara hoàn tất việc điều tra, họ sẽ công bố kết quả cho toàn thế giới.
Ngoài mục tiêu làm sáng tỏ sự thật, giới quan sát nhận định Thổ Nhĩ Kỳ dường như có tính toán của riêng họ khi dồn dập gây áp lực lên Ả-rập Xê-út.
Trong khu vực Trung Đông, Thổ Nhĩ Kỳ và Ả-rập Xê-út là 2 quốc gia có tầm ảnh hưởng lớn. Họ từng bất đồng quan điểm vào thời điểm Ankara ủng hộ Qatar trong cuộc khủng hoảng ngoại giao Vùng Vịnh khi Riyadh cáo buộc Doha tài trợ khủng bố và tuyên bố cắt đứt quan hệ cũng như cô lập Qatar.
Ngoài ra, Thái tử Ả-rập Xê-út Mohammad bin Salman cũng từng cáo buộc Thổ Nhĩ Kỳ nằm trong “tam giác tội ác” cùng với Iran và các nhóm Hồi giáo khu vực.
Theo các chuyên gia, vụ điều tra nhà báo mất tích với các cáo buộc liên quan tới quan chức cấp cao Ả-rập Xê-út có thể làm ảnh hưởng tới uy tín chính trị của ông bin Salman, vừa tác động tới sự ổn định của liên minh chiến lược giữa Mỹ và Ả-rập Xê-út.
Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan (Ảnh: Reuters)
Ngoài ra, động thái điều tra nhanh chóng và quyết liệt của Thổ Nhĩ Kỳ dường như cũng mang lại danh tiếng chính trị nhất định cho Thổ Nhĩ Kỳ nói chung và ông Erdogan nói riêng trong bối cảnh ông đang bị chỉ trích v́ nền kinh tế Ankara phát triển chững lại, cũng như cáo buộc từ nước ngoài rằng Ankara đang sử dụng phương thức “đối ngoại con tin”, ám chỉ việc Thổ Nhĩ Kỳ giam giữ công dân nước ngoài.
Washington Post cho rằng nhờ vụ việc lần này, Thổ Nhĩ Kỳ đă xây dựng được h́nh ảnh quốc gia bảo vệ tự do báo chí, cũng như củng cố vai tṛ trung gian giữa Mỹ và Ả-rập Xê-út. Hơn thế, việc ông Khashoggi là một cây viết của một tờ báo Mỹ đă nâng tầm vụ việc từ một "bí ẩn mang tính địa phương" trở thành một cuộc khủng hoảng quy mô toàn cầu.
Kết quả là, ngoài việc Riyadh xác nhận nhà báo đă chết, họ c̣n bắt giữ 18 nghi phạm, cách chức một số quan chức cấp cao.
Ngoài ra, các chuyên gia cũng cho rằng Thổ Nhĩ Kỳ đă đặt ḿnh vào vị trí có lợi sau vụ việc lần này. Chưa có dấu hiệu nào cho thấy chính quyền ông Erdogan sẽ yêu cầu lợi ích chính trị hay tài chính từ Riyadh, nhưng các nhà ngoại giao Phương Tây tin rằng Ả-rập Xê-út có thể sẽ cung cấp cho Ankara những lợi thế về kinh tế khi Thổ Nhĩ Kỳ đưa ra những thông tin ít bất lợi hơn cho Riyadh.
“Hiện thời, điều Thổ Nhĩ Kỳ quan tâm là nền kinh tế. Họ chưa thể phục hồi lại được sau khi đồng nội tệ mất giá mùa hè này và họ dự kiến có thể sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng từ các lệnh trừng phạt có liên quan tới Iran”, chuyên gia Soner Cagaptay của viện nghiên cứu Near East Policy (Mỹ), nhận định.
Tuy nhiên, theo bà Asli Aydintasbas, chuyên gia tại Hội đồng Quan hệ Đối ngoại châu Âu (Anh), ngoài việc tác động vào quan hệ Mỹ - Ả-rập Xê-út ở Trung Đông, Thổ Nhĩ Kỳ cũng quan ngại rằng quan hệ của họ với Riyadh có thể bị ảnh hưởng nghiêm trọng sau vụ việc.
Chính v́ thế, tiến sĩ Gonul Tol của viện Trung Đông (Mỹ) cho biết Ankara đă “nâng tầm” vụ việc mang tính quốc tế và trở thành vấn đề thế giới để giảm thiểu hệ lụy từ việc gây áp lực lên Ả-rập Xê-út.
Therealrtz © VietBF