Các nữ sinh thuộc trường trung học Arusha ở Tanzania phải trải qua các cuộc xét nghiệm để xác định các em có mang thai hay không 2 lần/năm. Trong trường hợp em nào mang thai sẽ bị đuổi học.
Theo đài CNN, cuộc xét nghiệm nói trên dành cho học sinh lớp 8 trở lên và được tiến hành trong ṿng 3 năm qua. Ngoài Arusha, theo đài CNN, có ít nhất 5 trường khác ở hai vùng Kilimanjaro và Arusha thực hiện bài kiểm tra nói trên.
Một nữ sinh tên Elifuraha đến từ trường trung học Moshono nói với CNN rằng em cảm thấy xấu hổ khi bị giáo viên gọi lên thử thai. "Tất cả học sinh được gọi tới một căn pḥng và các cô giáo bắt đầu kiểm tra. Họ chạm vào bụng của học sinh" - Elifuraha kể. Cô gái 19 tuổi này biết ḿnh mang thai 3 năm trước nhưng t́m cách che giấu. Tuy nhiên, sau khi bị kiểm tra và buộc phải thừa nhận, em lập tức bị đuổi học.
Nhà chức trách Tanzania đang dựa vào một điều khoản đạo đức trong Luật Giáo dục năm 2002, qua đó cho phép đuổi học nữ sinh mang thai. Luật được áp dụng rộng răi hơn kể từ khi Tổng thống John Pombe Magufuli nhậm chức vào năm 2015. Tháng 6 năm ngoái, ông Magufuli c̣n đi xa hơn khi thông báo nữ sinh mang thai sẽ không được phép trở lại trường sau khi sinh con.
Nữ sinh Elifuraha mang thai khi mới bước sang tuổi 16 và hiện đă bị đuổi học. Ảnh: CNN
Không có thống kê chính thức về số lượng nữ sinh mang thai bị đuổi khỏi các trường học ở Tanzania. Trung tâm về quyền sinh sản (Mỹ) hồi năm 2013 ước tính có hơn 8.000 thiếu nữ mang thai bị đuổi học hoặc nghỉ học ở Tanzania mỗi năm. Bà Anna Ulimboka, y tá làm công việc giám sát hoạt động thử thai tại trường trung học Arusha, biện hộ rằng việc thử thai là điều tốt.
Trong khi đó, luật sư Shilinde Ngalula tại Trung tâm Pháp lư và Nhân quyền ở Tanzania cho rằng việc đuổi nữ sinh mang thai là vi phạm hiến pháp Tanzania, trong đó có quy định về quyền được giáo dục. "V́ lệnh của tổng thống, bạn đuổi học các em. Bạn trừng phạt họ mà thậm chí không t́m hiểu xem chuyện ǵ đă xảy ra. Có rất nhiều trường hợp bị cưỡng hiếp. Một cô gái có thể mang thai v́ bị cưỡng hiếp, tấn công t́nh dục hoặc cưỡng bức hôn nhân. Đó không phải là lỗi của cô ấy" - luật sư Ngalula lập luận.
Đáng chú ư, vào tháng 7-2017, nghị sĩ đối lập Halima Mdee bị bắt v́ phản ứng lệnh cấm nữ sinh mang thai của ông Magufuli. Cùng với Tanzania, Guinea Xích đạo và Sierra Leone cũng không chấp nhận nữ sinh mang thai. Cả 3 nước bị cộng đồng quốc tế gây áp lực để băi bỏ chính sách này. Riêng nhà lănh đạo Tanzania trong khi cấm nữ sinh mang thai lại kêu gọi ngừng sử dụng biện pháp tránh thai để gia tăng dân số.
VietBF © sưu tầm