Ông Mạnh Hoành Vĩ, Chủ tịch điều hành tổ chức cảnh sát quốc tế Interpol bị Chính quyền Trung Quốc bắt giữ. Quá tŕnh ông bị bắt khá giống vụ CSVN bắt cóc Trịnh Xuân Thanh. Ông Mạnh Hoành Vĩ bị bắt được cho rằng ông đang phải trả giá cho việc từng là người thân của Chu Vĩnh Khang.
Le Monde thông báo « Trung Quốc cáo buộc chủ tịch Interpol tham nhũng ». Đây quả là một chuyện hiếm có chưa từng thấy trong lịch sử Interpol. Lần đầu tiên, một lănh đạo cơ quan cảnh sát quốc tế bị chính quyền một nước bắt giữ khi c̣n đang tại nhiệm.
Mọi việc bắt đầu từ ngày 25/09. Mạnh Hoành Vĩ, người Trung Quốc đầu tiên được bổ nhiệm làm lănh đạo Interpol năm 2016, đă mất tích ngay khi về đến Trung Quốc. Chính vợ ông, bà Grace, hiện đang sống cùng với 2 con ở thành phố Lyon, nơi đặt trụ sở Interpol đă đến tŕnh báo cảnh sát về vụ việc, và cho rằng chồng bà đang gặp nguy hiểm. Bà đă không nhận được tin tức ǵ kể từ khi nhận được tin nhắn cuối cùng mang biểu tượng h́nh con dao qua điện thoại ngày 27/09.
Sau 10 ngày im lặng, trước những đ̣i hỏi từ phía Pháp và Interpol, đề nghị Bắc Kinh làm sáng tỏ số phận của Mạnh Hoành Vĩ, chính quyền Trung Quốc, chiều tối Chủ Nhật 07/10, mới chính thức xác nhận ông Mạnh bị điều tra về các tội « tham ô và vi phạm luật lệ ». Theo thông cáo của bộ Công An, cuộc điều tra này là « đúng lúc, thích đáng và rất thận trọng ». Interpol cũng nhận được thư xin từ nhiệm của ông Mạnh Hoành Vĩ, với « hiệu lực tức th́ » mà báo Pháp nghi ngờ tính xác thực.
Theo giới chuyên gia Pháp được các báo trích dẫn, tham nhũng chỉ là một cái cớ. Trên thực tế, Mạnh Hoành Vĩ là nạn nhân mới của cuộc chiến đấu đá nội bộ, « thanh lư tàn dư của phe Chu Vĩnh Khang ».
Ông Mathieu Duchâtel, phụ trách chương tŕnh Châu Á, ở Hội Đồng Quan Hệ Đối Tác Châu Âu ECFR, chuyên nghiên cứu về Trung Quốc, trên nhật báo La Croix, phân tích : « Những sai lầm trong quá khứ trước đây có thể bỏ qua giờ th́ không thể. Mạnh Hoành Vĩ phải trả giá cho việc đă gần gũi với Chu Vĩnh Khang », kẻ thù số một của Tập Cận B́nh, đă bị bắt và bị kết án tù nặng v́ tội tham nhũng và phát tán « bí mật quốc gia ».
Quả thật, Mạnh Hoành Vĩ đă từng bước leo lên các nấc thang quyền lực trong bộ máy an ninh khi ông Chu Vĩnh Khang c̣n tại vị, cho đến khi bị bắt và xử án tù chung thân vào năm 2015.
Vẫn theo ông Duchatel, điều gây ngạc nhiên nhất chính là trong câu chuyện tưởng chừng huyễn hoặc này, Trung Quốc lại liều lĩnh tính toán và chấp nhận để « bị mất uy tín trên trường quốc tế ». Bởi v́ kể từ giờ, các tổ chức quốc tế sẽ phải nghĩ kỹ trước khi bổ nhiệm một quan chức Trung Quốc vào các vị trí lănh đạo.
Câu hỏi đặt ra : Tại sao lại tiến hành bắt giữ Mạnh Hoành Vĩ vào lúc này ? Phải chăng ông này đă thật sự trở nên nguy hiểm cho đảng Cộng sản ? Liệu ông ấy có ư định ở lại nước ngoài ? Tất cả những điều đó hiện không ai có thể trả lời.
Nhưng có một điều chắc chắn là quyết định ngông cuồng này chứng tỏ cho thấy việc đặt một đại diện của Trung Quốc lên làm lănh đạo một tổ chức quốc tế là một sai lầm.
Về điểm này, ông Nicholas Bequelin, giám đốc văn pḥng đại diện Đông Á tổ chức Amnesty International, đă thẳng thừng chỉ trích : « Việc đề cử một lănh đạo Công An, vốn có những phương pháp khác xa với các chuẩn mực quốc tế trên phương diện các quyền, và nhiệm vụ đầu tiên của người đó là vĩnh cửu hóa quyền lực của đảng Cộng sản Trung Quốc, cho thấy sự ngây ngô và một sự bất tài nào đó của Interpol ».
Tóm lại trong vụ việc này, La Croix nhận xét « Quyết định của đảng Cộng sản trên cả Interpol ». Libération không ngần ngại mỉa mai là « đảng Cộng sản Trung Quốc chẳng có nể nang ǵ Interpol ».
Trung Quốc : Lĩnh vực công nghệ chới với
Cũng liên quan đến Trung Quốc nhưng trong lĩnh vực công nghệ. Phụ trang kinh tế báo Le Figaro có bài viết « Những nghi ngờ gián điệp gây tổn hại cho lĩnh vực công nghệ Trung Quốc ».
Hôm thứ Sáu tuần trước, cổ phiếu của công ty Hoa Kỳ Supermicro bị giảm giá 45% trên thị trường Mỹ. Tại Hồng Kông, cổ phiếu của tập đoàn Trung Quốc Lenovo, nhà sản xuất máy tính hàng đầu thế giới, đă tụt giá 16%… Đây là hệ quả trực tiếp của một bài báo nói về hoạt động gián điệp công nghệ Trung Quốc.
Theo báo Le Figaro, cuộc điều tra được công bố tuần trước, làm sáng tỏ một vấn đề tế nhị : đó là các doanh nghiệp công nghệ Trung Quốc và Hoa Kỳ rất phụ thuộc vào nhau. Các nhà báo của Bloomberg Businessweek đă nêu rất chi tiết cách thức mà các điệp viên làm việc cho Bắc Kinh thâm nhập vào hệ thống sản xuất dây chuyền ở Trung Quốc của công ty Mỹ Super Micro Computer, một trong những tập đoàn lớn nhất thế giới, chuyên sản xuất máy chủ.
Dường như các điệp viên này đă cài chip điện tử gián điệp vào các linh kiện điện tử dùng để chế tạo máy tính của Mỹ, qua đó, cho phép tin tặc Trung Quốc tiếp cận được các dữ liệu trung chuyển qua những máy chủ bị dính virus. Điều đáng lo ngại là các tập đoàn tin học lớn nhất thế giới như Apple và Amazon, cũng như các cơ quan chính quyền Hoa Kỳ sử dụng chủ yếu máy chủ của Supermicro.
Vẫn theo báo Le Figaro, rất nhiều doanh nghiệp Mỹ xây dựng mô h́nh kinh tế của ḿnh qua việc đặt các cơ sở sản xuất tại Trung Quốc hoặc dựa vào các nhà thầu Trung Quốc, để lắp ráp sản phẩm, giảm chi phí giá thành.
Vụ việc trở nên rắc rối vào lúc « chiến tranh thương mại » giữa Mỹ và Trung Quốc tăng tốc. Hậu quả là từ nhiều tháng nay, căng thẳng trong quan hệ thương mại song phương có thể gây ra những khó khăn trong việc cung ứng hoặc đẩy giá phụ kiện lên cao, tác động tiêu cực đến ngành công nghệ Hoa Kỳ.
T́nh h́nh lại càng phức tạp hơn trong bối cảnh, bộ Quốc Pḥng Mỹ, vào tuần trước nhấn mạnh đến những rủi ro ngày càng gia tăng do việc ngành công nghiệp quốc pḥng Hoa Kỳ lại phụ thuộc nặng nề đến mức đáng ngạc nhiên vào các nhà thầu Trung Quốc trong lĩnh vực vật tư và công nghệ.
Thứ Sáu tuần trước, quỹ đầu tư Mỹ Greenlight Capital đă bán tất cả các cổ phiếu của Apple v́ lo ngại Trung Quốc trả đũa Hoa Kỳ. Từ thứ Năm tuần trước đến nay, cổ phiếu của Apple và Amazon đă giảm 4%.