Ông Mạnh Hoành Vĩ đă bất ngờ biến mất sau khi từ chức tại Interpol. Theo lời kể của người vợ, người này hiện đang gặp nguy hiểm bởi nghi án nhận hối lộ tại Trung Quốc. Sự biến mất bí ẩn của cựu chủ tịch Interpol được cho là có sự can thiệp từ phía Trung Quốc.
Ông Mạnh Hoành Vĩ (trái) và Chủ tịch Tập Cận B́nh tại phiên họp toàn thể của Interpol ở Bắc Kinh năm 2017 (Ảnh: Kyodo)
Một năm trước, tại phiên họp toàn thể của Interpol ở Bắc Kinh, Chủ tịch Interpol Mạnh Hoành Vĩ đă ngồi dưới lắng nghe bài phát biểu của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận B́nh. Phát biểu trước 1.000 đại biểu về dự phiên họp, ông Tập tự hào tuyên bố rằng Trung Quốc sẽ đóng vai tṛ ngày càng quan trọng trong hệ thống hành pháp toàn cầu. Ông cũng khẳng định Trung Quốc là một trong những quốc gia an toàn nhất thế giới và luôn “tuân thủ các nguyên tắc quốc tế”.
Ngày 8/10, Bộ trưởng Bộ Công an Trung Quốc Triệu Khắc Trí đă tuyên bố trong cuộc họp gồm các quan chức an ninh cấp cao tại Bắc Kinh rằng, Chủ tịch Mạnh Hoành Vĩ bị cáo buộc nhận hối lộ và một số tội danh khác. Những người chỉ trích nói rằng lẽ ra ông Mạnh phải bị “phanh phui” từ trước khi được bổ nhiệm làm lănh đạo Interpol hồi năm 2016.
Câu hỏi lớn nhất được đặt ra xung quanh số phận của ông Mạnh Hoành Vĩ là tại sao chính quyền Trung Quốc chấp thuận vạch trần một nhà lănh đạo mà Bắc Kinh từng ủng hộ để đưa lên vị trí dẫn dắt Interpol - tổ chức kết nối hoạt động hành pháp của 192 quốc gia trên toàn thế giới.
Cả Bộ trưởng Triệu và Bộ Ngoại giao Trung Quốc đều không cung cấp thông tin chi tiết về tội trạng của ông Mạnh Hoành Vĩ. Họ cũng không nói rơ rằng liệu các hành vi phạm pháp của ông Mạnh diễn ra trước hay sau khi ông nhậm chức chủ tịch Interpol.
Vụ việc của Chủ tịch Interpol Mạnh Hoành Vĩ do Ủy ban Giám sát Quốc gia Trung Quốc trực tiếp điều tra và đưa ra cáo buộc. Cơ quan này mới được thành lập từ tháng 3 năm nay nhằm mục đích tăng cường các chiến dịch chống tham nhũng của Trung Quốc. Các ṭa án và công tố viên Trung Quốc thường thuận theo các quyết định của đảng và hiếm khi phủ nhận kết quả từ các nhà điều tra chống tham những. Mặc dù Trung Quốc chưa công bố quá tŕnh xét xử, song việc bắt giữ ông Mạnh gần như đồng nghĩa với việc chủ tịch Interpol đă bị kết tội.
Sau vài ngày im lặng, đặc biệt sau cuộc họp báo bất thường tại Pháp của vợ ông Mạnh Hoành Vĩ để cung cấp cho truyền thông các thông tin liên quan tới sự biến mất bí ẩn của chồng, Trung Quốc mới thừa nhận rằng nước này đang điều tra ông Mạnh và đưa đơn từ chức của ông này lên Interpol.
Bà Grace Mạnh (đứng), vợ ông Mạnh Hoành Vĩ, tổ chức họp báo tại Pháp để cung cấp thông tin về sự biến mất bí ẩn của chồng (Ảnh: AFP)
Mạnh Hoành Vĩ đă trở thành một trong những ví dụ điển h́nh nhất cho thấy các quan chức Trung Quốc khó có thể “thoát tội” dưới tầm kiểm soát của Chủ tịch Tập Cận B́nh, ngay cả khi người đó là lănh đạo cấp cao nhất của các tổ chức toàn cầu.
Theo New York Times, việc bổ nhiệm ông Mạnh vào vị trí chủ tịch Interpol cũng như việc bắt giữ ông gần như chắc chắn phải có sự đồng ư của Chủ tịch Tập Cận B́nh. Bộ Công an Trung Quốc là một trong những trụ cột chính của đảng Cộng sản Trung Quốc và việc ông Mạnh, thứ trưởng Bộ Công an, tham nhũng sẽ bị coi là hành động phản bội về chính trị.
Tại cuộc họp hôm 8/10, Bộ trưởng Công an Trung Quốc Triệu Khắc Trí đă ngụ ư rằng các hành vi sai trái của ông Mạnh Hoành Vĩ là một phần “tàn dư” c̣n sót lại của thời kỳ Chu Vĩnh Khang - cựu Ủy viên Thường vụ Bộ Chính trị, cựu Bộ trưởng Công an Trung Quốc. Dù đă về hưu nhưng vào năm 2015, ông Chu vẫn bị đưa ra ṭa và chịu án chung thân v́ tội lạm quyền, nhận hối lộ và làm lộ bí mật quốc gia.
Bộ trưởng Triệu khẳng định vụ việc của ông Mạnh hoàn toàn ông cố t́nh đi sai đường và “chỉ nên đổ lỗi cho chính ḿnh”. “Điều đó cho thấy không có bất kỳ sự ưu ái đặc biệt hay trường hợp ngoại lệ nào trước pháp luật”, ông Triệu nhấn mạnh.
Chỉ vài tuần trước khi bị bắt, khi đang ở định cao của sự nghiệp, ông Mạnh Hoành Vĩ vẫn nỗ lực nâng cao h́nh ảnh quốc tế của Trung Quốc cũng như cam kết của Bắc Kinh đối với hệ thống hành pháp. Là chủ tịch của Interpol, ông Mạnh thường xuyên có những bài phát biểu với nội dụng thúc đẩy các ưu tiên của Interpol và sự đóng góp của Trung Quốc đối với các ưu tiên này.
Nguy cơ đối với Trung Quốc
Ông Mạnh từng là thứ trưởng Bộ Công an Trung Quốc (Ảnh: China News)
Dù xảy ra trường hợp nào đi chăng nữa, sự biến mất bí ẩn và đột ngột của ông Mạnh Hoành Vĩ trong thời gian qua đă gieo rắc tâm lư lo ngại, bất ổn đối với các quan chức Trung Quốc cũng như những tổ chức quốc tế đang ngày càng trao quyền lănh đạo nhiều hơn cho người Trung Quốc. Đây cũng là một đ̣n nặng nề mà Trung Quốc tự giáng vào những nỗ lực của ḿnh trong việc mở rộng vai tṛ lănh đạo của Bắc Kinh đối với các vấn đề toàn cầu.
“Thử tưởng tượng nếu Trung Quốc bằng cách nào đó, vào một ngày nào đó, giữ vị trí tổng thư kư Liên Hợp Quốc. Rồi sau đó ông tổng thư kư này đột nhiên biến mất. Việc Trung Quốc ngang nhiên hành động vượt ra ngoài khuôn khổ của các chuẩn mực quốc tế thực sự đáng quan ngại”, Michael Caster, nhà nghiên cứu ở Bangkok chuyên theo dơi hệ thống pháp lư Trung Quốc, nhận định.
Paul Haenle, giám đốc Trung tâm Chính sách toàn cầu Carnegie-Tsinghua ở Bắc Kinh, sự biến mất đột ngột của ông Mạnh đă tạo ra làn sóng chấn động trong cộng đồng quốc tế, khiến những người chỉ trích tin rằng Trung Quốc không phải là nước phù hợp với các vai tṛ lănh đạo quan trọng trên thế giới.
“Rất khó tưởng tượng rằng có bất kỳ tổ chức quốc tế nào khác sẵn sàng trao quyền lănh đạo cho một công dân Trung Quốc. Sao họ có thể tin được chuyện này sẽ không lặp lại”, ông Paul nói.
Theo giới phân tích, vụ việc của ông Mạnh cho thấy không có bất kỳ người nào được xem là “bất khả xâm phạm” trong chiến dịch chống tham nhũng của Trung Quốc. Tuy nhiên, vụ việc cũng làm dấy lên nhiều quan ngại về vai tṛ của các quan chức Trung Quốc khi họ đảm nhận các chức vụ lănh đạo tại các tổ chức quốc tế.
“Vụ việc này chưa từng có tiền lệ. Nó cho thấy những nỗ lực ngày càng tăng của Bắc Kinh trong việc giải quyết các vấn đề tham nhũng nghiêm trọng liên quan tới những con hổ, hay c̣n gọi là các quan chức ở cấp rất cao. Đây cũng là mối lo ngại đối với các quan chức khác của Trung Quốc cũng như các tổ chức quốc tế khác v́ họ có thể cũng nằm trong tầm ngắm”, Marc Lanteigne, chuyên gia về chính trị Trung Quốc và các tổ chức quốc tế tại Đại học Massey ở New Zealand nhận định.
Trong những năm gần đây, Trung Quốc ngày càng dành nhiều sự quan tâm tới việc tham gia vào các tổ chức đa phương. Nhiều người Trung Quốc đang nắm giữ các vị trí cấp cao tại các cơ quan thuộc Liên Hợp Quốc và Ngân hàng thế giới. Tuy nhiên, theo nhà nghiên cứu Abigail Grace tại Trung tâm An ninh mới của Mỹ, vụ việc của ông Mạnh cho thấy các quan chức Trung Quốc không thể tự hành động độc lập trong khuôn khổ các tổ chức quốc tế. Thay vào đó, họ luôn nằm dưới sự kiểm soát của chính quyền Bắc Kinh.
Theo bà Grace, vụ việc của ông Mạnh cũng cho thấy Trung Quốc coi những ưu tiên về chống tham nhũng quan trọng hơn sức ép từ cộng đồng quốc tế. “Rơ ràng, họ cố ư muốn giữ cho vụ việc này kín đáo nhất có thể. Họ xem đây là vấn đề nội bộ”, bà Grace nói về sự thiếu minh bạch của Bắc Kinh khi bắt giữ chủ tịch Interpol.
VietBF © Sưu Tầm