Mỹ- Nga ngày một căng thẳng. Nga đă không c̣n "1 phần ngàn tia hi vọng" từ Tổng thống Donald Trump. Mỹ đe dọa sẽ phá hủy các đầu đạn hạt nhân của Nga “nếu cần”, lần đầu tiên kể từ sau Chiến tranh Lạnh. Ngay lập tức Nga đă lên tiếng phản ứng dữ dội trước tuyên bố trên.
Đại diện thường trực của Mỹ tại NATO, Kay Bailey Hutchison
“Nga phải ngừng việc bí mật phát triển tên lửa hành tŕnh bị cấm, có khả năng mang đầu đạn hạt nhân, nếu không Hoa Kỳ sẽ t́m cách tiêu diệt chúng trước khi chúng hoạt động”, Đại diện thường trực của Mỹ tại NATO, Kay Bailey Hutchison, nói ở trụ sở của tổ chức này tại Brussels ngày 2/10. "Đây là lúc Nga phải đến bàn đàm phán và chấm dứt vi phạm Hiệp ước về các lực lượng hạt nhân tầm trung (INF)", bà Hutchison nói thêm.
Nhà ngoại giao Mỹ ngụ ư muốn nói rằng Hoa Kỳ đă sẵn sàng tấn công nếu Nga tiếp tục phát triển các tên lửa tầm trung, nhật báo Vzgliad của Nga viết. "Chúng tôi sẽ nghiên cứu việc phá hủy những tên lửa có khả năng đánh bất cứ ai trong số các đồng minh của chúng tôi", bà Hutchison nói và thêm rằng trong những năm gần đây, Hoa Kỳ đă nhiều lần cảnh báo Nga vi phạm Hiệp ước INF.
Phản ứng trước tuyên bố trên của bà Hutchison, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Nga Maria Zakharova ngày 3/10 nói: “NATO không ư thức được mức độ nguy hiểm khi đưa ra những lời lẽ hiếu chiến của ḿnh. Ai cho phép người phụ nữ này đưa ra những tuyên bố như vậy? Người dân Mỹ có biết rằng các nhà ngoại giao được trả lương bằng thuế của họ lại có cách cư xử hiếu chiến và thiếu xây dựng như vậy không?”, bà Zakharova nói với giọng giận dữ.
Theo phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Nga, "thực chất về khả năng phá hủy các đầu đạn hạt nhân của Nga ra sao, các chuyên gia quân sự của chúng tôi sẽ có câu trả lời chính xác".
Trong khi đó, Timofeï Bordatchev, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Quốc tế tại đại học Kinh tế Moskva nói: "Các đại diện của Mỹ hành xử theo cách không cần biết người khác nghĩ ǵ: họ đă biết đang đối phó với ai. Tôi không nghĩ Nga sẽ đề xuất các giải pháp quân sự tương xứng v́ quân đội Mỹ biết rất rơ điều đó”.
Alexey Arbatov, thuộc Viện Hàn lâm Khoa học Nga, cho rằng nhà ngoại giao Mỹ đang thực sự đề cập đến một cuộc tấn công chống lại Nga, nhưng chỉ trong trường hợp xảy ra một cuộc chiến tranh lớn. "Bà Hutchison đă dành nhiều thời gian để nói rằng Nga phải vô hiệu hóa các tên lửa tầm trung bằng mọi cách, nếu không Mỹ sẽ phát triển các hệ thống vũ khí, trong trường hợp xảy ra chiến tranh, sẽ có thể phá hủy những tên lửa này của Nga", ông Arbatov nói.
Chuyên gia quân sự về hưu và đại tá Viktor Litovkin tin rằng: "Với những tuyên bố này, Mỹ đang cố gắng che giấu những vi phạm riêng của ḿnh về Hiệp ước INF. Trong ngân sách quân sự năm 2019, họ đă phân bổ tiền để thiết kế một loại tên lửa hành tŕnh với tầm bắn từ 500 đến 5.000 km".
Andrei Korobkov, giáo sư khoa học chính trị tại Đại học Texas, cho rằng Kay Bailey Hutchison thực sự nói những ǵ bà ta nghĩ, nhưng cách ăn nói vô tội vạ như vậy có liên quan đến cuộc bầu cử Quốc hội Mỹ vào tháng 11 tới. "Hiện đang là giai đoạn rất đặc biệt: tất cả các chính trị gia Mỹ đang bằng mọi cách thể hiện sự quyết tâm và ḷng dũng cảm của họ trước cử tri", ông Korobkov nói. "Tất cả những điều này sẽ bị quên lăng sau cuộc bầu cử. Nhưng từ giờ đến lúc đó, chúng ta sẽ c̣n phải hứng chịu những tuyên bố kiểu như của bà Hutchison. Năm nay 75 tuổi, bà Hutchison là thượng nghị sĩ ở tiểu bang Texas, thuộc về phe bảo thủ của Đảng Cộng ḥa”, theo ông Korobkov.
Giáo sư Korobkov cũng lưu ư rằng trong phát biểu của bà Hutchison có một câu rất lạ. Bà này nói rằng tên lửa của Nga sẽ bị loại bỏ trước khi được hoàn thành. Nói cách khác, đây là lời đe dọa đánh phủ đầu. Nhà nghiên cứu người Nga Dmitry Drobnitsky nói: "Tôi chắc chắn rằng đây chỉ là quan điểm của bà Hutchison. Tổng thống Trump, Cố vấn An ninh Quốc gia Bolton và Ngoại trưởng Pompeo là những người điều hành chính sách đối ngoại của Mỹ, họ sẽ không bao giờ nói bất cứ điều ǵ như thế, ngay cả khi ông Bolton không được xem là một người bạn của nước Nga".
Tuy nhiên theo ông, Moskva không thể không đáp trả những tuyên bố như vậy. "Chúng ta cần phải phản ứng theo cách thích hợp nhất và cứng rắn nhất có thể. Cần phải yêu cầu một lời xin lỗi. Chúng ta phải chứng minh rằng tuyên bố kiểu như vậy là không thể chấp nhận và cần được thông báo về việc xử lư vi phạm với người này", nhà nghiên cứu Drobnitsky kết luận