Đó là lời cáo buộc của Mỹ. Nga dám lén lút sản xuất hệ thống tên lửa hạt nhân bị cấm? Đại sứ Mỹ tại NATO đă phát biểu rằng Nga nên ngừng hoạt động phát triển tên lửa hành tŕnh được cho là bị cấm của ḿnh và đưa ra lời đe dọa: Nếu không Mỹ sẽ t́m cách tiêu diệt nó trước khi được đưa vào sử dụng.
Mỹ tin rằng Nga đang phát triển một hệ thống tên lửa phóng từ dưới đất vi phạm một hiệp ước đă được kư kết từ thời Chiến tranh Lạnh. Loại tên lửa này được cho là có thể cho phép Nga bất ngờ tấn công hạt nhân xuống Châu Âu, song Nga phủ nhận bất kỳ hành động vi phạm nào.
Đại sứ Mỹ tại NATO Kay Bailey Hutchison cho biết Washington vẫn cam kết sẽ t́m kiếm một giải pháp ngoại giao, song họ sẵn sàng xem xét tấn công quân sự nếu công cuộc phát triển tên lửa của Nga vẫn được tiếp tục.
Đại sứ Mỹ tại NATO Kay Bailey Hutchison tuyên bố rằng Mỹ sẵn sàng tập kích quân sự vào Nga để tiêu diệt "tên lửa cấm" của nước này.
“Đến lúc đó, chúng tôi sẽ xem xét lựa chọn loại bỏ tên lửa Nga có thể được dùng để tấn công bất kỳ các quốc gia đồng minh của chúng tôi”, bà Hutchison phát biểu trong một cuộc họp báo. “Các biện pháp của Hoa Kỳ sẽ có mục đích tiêu diệt các loại tên lửa đang vi phạm hiệp ước mà Nga đang phát triển”.
Hiện Bộ Ngoại giao Nga chưa có phản ứng nào trước tuyên bố trên. Trong quá khứ, Nga đă từng nói rằng họ sẵn sàng đàm phán với Mỹ để bảo vệ hiệp ước và sẽ tuân thủ với những nội dung trong đó nếu Mỹ cũng làm điều tương tự.
Phát biểu của bà Hutchison là cảnh báo tấn công rơ ràng nhất của Mỹ kể từ khi một quan chức Mỹ tiết lộ vào năm 2017 rằng Mỹ sẽ xem xét những biện pháp mới nếu Nga tiếp tục vi phạm Hiệp ước Vũ khí Hạt nhân Tầm trung được kư kết vào năm 1987.
Hiệp ước này có nội dung cấm các loại tên lửa tầm trung có khả năng bắn tới Châu Âu hoặc Alaska (Mỹ). Mỹ và Nga năm ngoái đă kỷ niệm 30 năm ngày kư kết văn bản này tại thành phố Geneva (Thụy Sĩ).
Tuy nhiên một báo cáo của Bộ Ngoại giao Mỹ nói rằng Nga đă vi phạm điều luật “không được sở hữu, sản xuất hay thử nghiệm” một tên lửa hành tŕnh có tầm bắn nằm trong phạm vi từ 500 đến 5.500km, hoặc “sở hữu hay sản xuất các hệ thống có thể phóng những loại tên lửa trên”.
Cáo buộc của Mỹ rất có thể sẽ khiến căng thẳng giữa Moscow và phương Tây ngày càng trở nên lớn hơn sau khi bán đảo Crimea sáp nhập vào Nga, Moscow tiến hành chiến dịch quân sự ở Syria và bị cáo buộc can thiệp vào các cuộc bầu cử ở các nước phương Tây.
“Chúng tôi đă và đang gửi đi một thông điệp tới Nga trong những năm gần đây đó là chúng tôi biết họ đang vi phạm hiệp ước, chúng tôi cũng đă cho Nga thấy những bằng chứng mà chúng tôi có cho thấy sự vi phạm của họ”, bà Hutchison nói.
Bộ trưởng Quốc pḥng Mỹ James Mattis cho biết ông sẽ thảo luận vấn đề này với những người đồng cấp từ các nước NATO trong một hội nghị diễn ra trong ngày 3/10.