Đó là ba loại vũ khí của Nga. Vừa qua truyền thông Trung Quốc nêu ba thành tựu quân sự lớn nhất của Nga mà họ kiềng nhất. Đó là tàu ngầm hạt nhân, tên lửa đạn đạo liên lục địa và động cơ máy bay.
Trang mạng “Tiêu điểm hôm nay” của Trung Quốc đă nêu ba thành tựu công nghệ vũ khí xuất sắc nhất không chỉ của Nga mà của toàn thế giới, trong đó có những vũ khí “không bao giờ bán”.
Theo tờ báo Trung Quốc, Nga là một trong những “nhà lănh đạo thế giới” trong sản xuất và xuất khẩu vũ khí và công nghệ quân sự. Tuy nhiên, theo các nhà báo Jinri Toutiao, có ba thành tựu quân sự mà Nga “sẽ không bán công nghệ trong bất kỳ hoàn cảnh nào”.
Đầu tiên là công nghệ sản xuất tàu ngầm hạt nhân. Tác giả của bài viết thừa nhận rằng, kể từ thời Liên Xô chưa tan ră đến nay, Moscow "không có đối thủ cạnh tranh trong lĩnh vực này". Cổng thông tin ghi nhận sự giảm thiểu tiếng ồn một cách đáng kinh ngạc của các tàu ngầm hạt nhân của Nga.
Công nghệ thứ hai là các hệ thống tên lửa đạn đạo liên lục địa (ICBM), đặc biệt là tên lửa RS-28 Sarmat. Nó không chỉ có uy lực tấn công kinh hoàng, mà c̣n có khả năng vượt qua những hệ thống pḥng thủ tên lửa nghiêm ngặt nhất", chủ yếu nhờ quỹ đạo tấn công không thể lường trước.
Thành tựu công nghệ quân sự xuất sắc khác của Nga trong danh sách của “Tiêu điểm hôm nay” là công nghệ sản xuất động cơ máy bay. Tác giả bài báo thừa nhận rằng, sự phát triển của Nga trong lĩnh vực này đă vượt qua thời gian và không nước nào sánh kịp.
Thực chất, tờ báo Trung Quốc viết về thành tựu quân sự lớn của Nga chính là cũng đang đề cập đến những hạn chế của Bắc Kinh trong cả 3 lĩnh vực này.
Về tàu ngầm hạt nhân th́ Liên Xô và Nga đă quá nổi tiếng với hàng loạt loại tàu ngầm hạt nhân chiến lược (SSBN, mang tên lửa đạn đạo liên lục địa phóng từ tàu ngầm -SLBM) và tàu ngầm hạt nhân tấn công (SSN, mang tên lửa hành tŕnh đầu đạn hạt nhân).
Trong lĩnh vực này th́ ngay cả Mỹ cũng phải nể phục Nga với 2 loại tàu ngầm mới nhất là tàu ngầm hạt nhân chiến lược lớp Borei (Project 955) và tàu ngầm hạt nhân tấn công đa năng lớp Yasen (Project 855), c̣n Trung Quốc vẫn chưa thể sánh được với hai ông lớn này.
Hiện nay, 2 loại SSBN và SSN thế hệ mới nhất của Trung Quốc là tàu ngầm chiến lược lớp Tấn, Type 094 và tàu ngầm hạt nhân tấn công lớp Thương,Type 093. Tuy nhiên, hai loại tàu ngầm này đều có độ ồn quá lớn và các tên lửa đan đạo/hành tŕnh mà chúng mang theo có tính năng kém hơn nhiều so với các tàu ngầm Nga-Mỹ.
Các loại vũ khí hàng đầu thế giới của Nga khiến Trung Quốc nể phục
Hiện nay, Trung Quốc đang nghiên cứu chế tạo tàu ngầm hạt nhân chiến lược thế hệ thứ ba Type 096 và tàu ngầm hạt nhân tấn công Type 095. Tuy nhiên, Bắc Kinh c̣n hàng chục năm nữa mới thành công trong các dự án này, với nền tảng công nghệ kém hơn nhiều.
Về tên lửa đạn đạo liên lục địa, Nga xứng đáng đứng vị trí thứ nhất thế giới với vô số thiết kế khác nhau, ví dụ như ICBM RS-28 Sarmat có tầm bắn 18.000km (mang 1 đầu đạn) và 10.000km (với 10 đầu đạn hạng nặng hoặc 16 đầu đạn loại nhẹ); tổng đương lượng nổ lên tới 750 kiloton, có thể phá hủy cả nước Pháp hoặc bang Texas của Mỹ chỉ bằng một quả tên lửa.
Trong khi đó, các ICBM của Trung Quốc ḍng Đông Phong 5 (DF-5) hay DF-41 hoặc DF-31A có tầm phóng thấp hơn; công nghệ đa đầu đạn phân hướng, dẫn đường độc lập (MIRV) của Trung Quốc cũng kém hơn (hiện chỉ có DF-5C là đang thử nghiệm mang 10 đầu đạn con, c̣n lại tối đa chỉ đạt 6-8 đầu đạn).
Về động cơ tên lửa th́ rơ ràng là Trung Quốc c̣n cách Nga một khoảng cách quá xa.
Từ những năm 1990 đến nay, Trung Quốc đă mua của Nga hàng ngh́n động cơ máy bay chiến đấu thuộc các ḍng AL-31F và RD-93 (phiên bản xuất khẩu của RD-33) để lắp đặt trên hầu hết các chiến đấu cơ của ḿnh.
Bất chấp việc tuyên bố đă chế tạo thành công 3 loại động cơ mới là WS-10 Thái Hàng, WS-13 Thái Sơn và WS-15 Nga Mi, Trung Quốc vẫn tiếp tục nhập các loại động cơ mới hơn của Nga cho các chiến đấu cơ thế hệ mới của nước này, kể cả là các chiến đấu cơ thế hệ thứ 5 như Chengdu J-20 và Shenyang J-31.
Ngoài ra, Trung Quốc c̣n phải mua động cơ tua bin hai trục D-30-KP2 của Nga để trang bị trên các máy bay hạng nặng như máy bay ném bom H-6K/M và máy bay vận tải hạng nặng thế hệ mới nhất Y-20.
Ngoài mục đích mua các loại động cơ của Nga, Trung Quốc c̣n nỗ lực sao chép công nghệ chế tạo của Nga AL-31F và RD-33 nhưng bất thành, bởi những công nghệ trên quá phức tạp và tinh vi.
Với sự xuất sắc của vũ khí Nga và những hạn chế của ḿnh, việc tờ báo Trung Quốc bày tỏ sự thán phục về 3 công nghệ quân sự đỉnh cao của Nga cũng là điều dễ hiểu.