Trung Quốc sẵn sàng "xù lông" lên khi cảm thấy lănh hải của ḿnh bị xâm nhập ở biển Đông. Sau khi tàu chiến Hàn Quốc đến gần đảo tranh chấp Biển Đông. Phía Trung Quốc đă rất tức giận.
Một tàu chiến của Hàn Quốc đă di chuyển gần các đảo tranh chấp ở Biển Đông trong tháng này, xâm nhập vào khu vực mà Bắc Kinh xem là lănh hải của ḿnh và không cho ai đi vào nếu không được phép của Bắc Kinh, Wall Street Journal tường thuật và cho biết động thái này đă khiến các quan chức Trung Quốc phẫn nộ.
Tờ báo dẫn lời một quan chức chính phủ Hàn Quốc cho biết tàu khu trục hải quân Hàn Quốc Munmu Đại đế đang đi tránh băo và không tiến hành hoạt động “tự do hàng hải” thách thức yêu sách chủ quyền. Vừa trở về từ các hoạt động chống cướp biển ở ngoài khơi Somalia nên con tàu không có thời gian để xin phép, theo lời quan chức Hàn Quốc, nhưng họ từ chối b́nh luận với Wall Street Journal về việc liệu Seoul có xem đây là khu vực thuộc về Trung Quốc hay không.
Một phát ngôn viên Bộ Quốc pḥng Trung Quốc nói rằng con tàu đă vi phạm luật pháp Trung Quốc khi đi vào vùng lănh hải rộng 12 hải lư của nước này quanh quần đảo Hoàng Sa mà không xin phép trước, nhưng Bắc Kinh đă chấp nhận lời giải thích của Hàn Quốc.
Mặc dù vậy, sự việc diễn ra vào khoảng ngày 16/9 cũng gây quan ngại trong chính phủ và quân đội Trung Quốc giữa lúc các đồng minh của Hoa Kỳ gia tăng hoạt động ở Biển Đông, WSJ dẫn lời những người am tường sự việc cho biết.
Một tàu chiến Anh đă thực hiện cuộc tuần tra tự do hàng hải hồi tháng Tám gần Hoàng Sa, nơi Việt Nam tuyên bố chủ quyền nhưng lại đang nằm dưới quyền kiểm soát của Trung Quốc. Các tàu hải quân Pháp cũng đă tiến hành một cuộc tuần tra vào tháng 5 gần quần đảo Trường Sa, nơi Trung Quốc và nhiều nước láng giềng tuyên bố chủ quyền chồng lấn nhau.
Những năm gần đây, các giới chức Mỹ và các nước đồng minh ngày càng lo ngại về những nỗ lực của Bắc Kinh nhằm khẳng định yêu sách chủ quyền của ḿnh trên hầu hết Biển Đông, trong đó có việc xây dựng 7 ḥn đảo nhân tạo trong quần đảo Trường Sa và mở rộng các tiền đồn quân sự trong quần đảo Hoàng Sa.
Tuy nhiên, Hàn Quốc hầu như tránh đụng đến vấn đề Biển Đông, mặc dù nước này có tranh chấp lănh thổ riêng với Bắc Kinh ở Hoàng Hải về quyền lợi kinh tế và quyền sở hữu đá ngầm Socotra.
Việc tàu Hàn Quốc đi quanh quần đảo Hoàng Sa diễn ra vào thời điểm băo Mangkhut đang tấn công Biển Đông vào khoảng ngày 15/9.
“Chúng tôi đă làm việc với phía Hàn Quốc”, WSJ dẫn lời Đại tá Nhậm Quốc Cường, phát ngôn viên Bộ Quốc pḥng Trung Quốc, cho biết.
Ông nói con tàu của Hàn Quốc đă đi khoảng 10 phút trong vùng lănh hải của Trung Quốc trong lúc tránh băo và không tiến hành bất kỳ hoạt động quân sự nào khác.
“Từ quan điểm nhân đạo, chúng tôi có thể chấp nhận lời giải thích của họ”, Đại tá Nhậm nói.
Tuy nhiên, ông nói thêm rằng con tàu đă vi phạm luật pháp Trung Quốc khi “đi vào lănh hải mà không được sự cho phép của chính phủ Trung Quốc”.
Các quan chức Bộ Ngoại giao Trung Quốc cũng đă gặp các đại diện Đại sứ quán Hàn Quốc để trao đổi về vấn đề này, WSJ dẫn nguồn tin từ một người am hiểu vụ việc cho biết. Cả bộ ngoại giao của Trung Quốc lẫn Bộ Ngoại giao Hàn Quốc đều không trả lời yêu cầu b́nh luận của WSJ.