Những tưởng Mỹ là sẽ là quốc gia đi đầu về công nghệ, tuy nhiên, nước này đă thừa nhận, Trung Quốc hơn ḿnh. Điều này dễ thấy khi công nghệ được sử dụng một cách rộng răi tại quốc gia này. Chính phủ nước này đă vô cùng đúng đắn khi đầu tư một khoản tiền lớn cho việc nghiên cứu AI.
Không chỉ riêng Việt Nam, mà hầu hết các nước phát triển trên thế giới đều đang hướng đến cuộc Cách mạng Công nghiệp 4.0 theo một cách của riêng ḿnh. Điểm chung của các quốc gia này đó là đều đặt công nghệ trí tuệ nhân tạo (AI) lên hàng đầu, bởi đây là lĩnh vực dễ khai thác để áp dụng vào đời sống nhất.
Vậy nước nào đang và sẽ là người dẫn đầu trong kỷ nguyên số cùng công nghệ tiên tiến này. Câu trả lời có thể sẽ gây bất ngờ với nhiều tín đồ công nghệ - những người vẫn cho rằng Thung lũng Silicon là mảnh đất màu mỡ và phát triển nhất dành cho công nghệ.
Từ AI - công nghệ cốt lơi trong CMCN 4.0
Trẻ em chơi đùa với robot tại một triển lăm ở Trung Quốc.
Thực tế cho thấy Trung Quốc mới là đất nước có tiềm năng đạt được những bước tiến lớn nhất trong CMCN 4.0, không chỉ bởi họ đă sở hữu trong tay một nền tảng thương mại điện tử vững chắc, không phụ thuộc tiền mặt/tín dụng, mà c̣n bởi chính phủ đang đầu tư rất nhiều vào nghiên cứu AI.
Đây là cũng là nhận định được đưa ra từ Tiểu ban Giám sát và Cải cách Nhà Trắng tại Mỹ, sau một cuộc điều tra kéo dài hơn 1 tháng về đầu tư và giám sát trong lĩnh vực trí thông minh nhân tạo
"Nếu chính quyền của Tổng thống Trump không thay đổi quyết liệt, Trung Quốc sẽ vượt qua chúng tôi trong chi tiêu nghiên cứu và phát triển (R&D) về lĩnh vực AI trong năm nay, và có khả năng sẽ dẫn đầu thế giới về công nghệ AI trước thời điểm 2030 do chính phủ ban hành năm ngoái", báo cáo cho biết.
Nghị sĩ Will Hurd, một thành viên của đảng Cộng ḥa tại bang Texas, và Robin Kelly, đại diện cho đảng Dân chủ tại bang Illinois, thậm chí đă công bố một tài liệu có tên “Sự nổi lên của máy móc: Trí thông minh nhân tạo và tác động tăng trưởng của nó đối với chính sách của Hoa Kỳ,” sau khi tham khảo nhiều ư kiến của chuyên gia AI hàng đầu.
Chủ đề chung trong toàn bộ tài liệu là một viễn cảnh xấu đối với nước Mỹ, cho rằng họ chỉ đơn giản là không làm đủ để theo kịp với Trung Quốc.
Trung Quốc đang trên con đường thống trị công nghệ toàn cầu
Jack Ma, ông chủ của Alibaba - tập đoàn đóng vai tṛ dẫn dắt Trung Quốc đạt tới những thành tựu to lớn về ứng công nghệ.
David Dodwell, một nhà nghiên cứu những thách thức toàn cầu, khu vực và Hồng Kông ngày 23/3 đă có bài một phân tích trên South China Morning Post với tiêu đề "Đáng sợ: Trung Quốc đang trên đường thống trị công nghệ toàn cầu"
Bài viết đúc kết ra sự khác biệt chính giữa Mỹ và Trung Quốc không phải là chủ nghĩa tư bản với chủ nghĩa cộng sản. Thay vào đó, sự khác biệt nằm ở chỗ một quốc gia được điều hành bởi các luật sư, quốc gia kia được dẫn dắt bởi các kỹ sư.
Bản thân Dodwell cũng có cơ hội làm việc vài tháng tại Thâm Quyến, Quảng Đông, và ông nhận thấy trong những vấn đề xung quanh người dân, Trung Quốc đều làm rất tốt.
Mỹ và Trung Quốc: Một quốc gia được điều hành bởi các luật sư, quốc gia kia được dẫn dắt bởi các kỹ sư
Điển h́nh như Internet tại Trung Quốc có tốc độ nhanh hơn ở Mỹ, thanh toán tất cả các dịch vụ thường ngày thông qua ứng dụng AliPay trên điện thoại thông minh.
Đáng kinh ngạc hơn là những công nghệ thông minh được trưng bày bởi các hăng lớn tại Mỹ như Apple, PayPal, Google, Dolby,... đều thua kém rất nhiều so với các thương hiệu Trung Quốc. Trong đó điển h́nh là Huawei, nơi mà 40% trong tổng số 170 ngàn nhân viên của họ đang làm công tác nghiên cứu thuần túy.
"Không một nơi nào mà sự bắt kịp xu thế bùng nổ công nghệ kỹ thuật số cũng như ứng dụng của nó với cuộc sống thường ngày của hàng trăm triệu người tiêu dùng lại thật và đáng kinh ngạc như ở Trung Quốc", Dodwell nhận định.
VietBF © Sưu Tầm