Trước việc Anh điều tàu tới tuần tra Biển Đông đă khiến Trung Quốc vô cùng tức tối. Chính quyền Bắc Kinh gay gắt lên tiếng đề nghị Anh sẽ không đứng về phía nào trong vấn đề Biển Đông và yêu cầu London tôn trọng cái gọi là “chủ quyền và toàn vẹn lănh thổ” của Trung Quốc tại khu vực này.
Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị (phải) và Ngoại trưởng Anh Jeremy Hunt (Ảnh: AFP)
Reuters đưa tin, trong cuộc họp bên lề tại Liên Hợp Quốc ngày 24/9 giữa Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị và Ngoại trưởng Anh Jeremy Hunt, phía Bắc Kinh đă yêu cầu Anh không đứng về phía nào trong các vấn đề liên quan tới Biển Đông, “tôn trọng chủ quyền và toàn vẹn lănh thổ của Trung Quốc và không làm điều ǵ để có thể gây nên xáo trộn niềm tin giữa 2 quốc gia”.
Trước đó, truyền thông Trung Quốc đă tức giận v́ sự việc tàu đổ bộ HMS Albion của Hoàng gia Anh hồi đầu tháng 9 đă di chuyển áp sát quần đảo Hoàng Sa (thuộc chủ quyền của Việt Nam), nơi Trung Quốc đang chiếm đóng trái phép. Khi đó, một phát ngôn viên của hải quân Hoàng gia Anh cho hay: “HMS Albion đă thực hiện quyền tự do hàng hải, tuân thủ theo luât lệ và quy định quốc tế”.
Động thái trên dường như cho thấy Anh muốn gửi thông điệp cứng rắn tới tham vọng bành trướng của Bắc Kinh trong khu vực thông qua hành động thực hiện quyền tự do hàng hải theo luật pháp quốc tế.
Vào thời điểm đó, báo Trung Quốc Nhật báo (China Daily) - tờ báo tiếng Anh lớn nhất Trung Quốc do chính quyền quản lư, đă đăng tải một bài viết có nội dung cảnh báo rằng hành động của Anh có thể gây ảnh hưởng tới các cuộc đàm phán về thương mại tự do giữa 2 nước sau khi Anh rời khỏi EU (Brexit) cũng như quan hệ giữa 2 quốc gia. Bài xă luận cũng gọi hành động của London là khiêu khích.
Anh đang nỗ lực trong việc thuyết phục Trung Quốc ngồi vào bàn đàm phán một thỏa thuận thương mại tự do với Trung Quốc thời kỳ hậu Brexit, vốn được 2 bên mô tả sẽ là “kỷ nguyên vàng” trong quan hệ song phương.
Hồi tháng trước, hai nước đă đồng ư sẽ cân nhắc và xem xét để có thể thương lượng thỏa thuận trên dù về mặt lư thuyết mọi cuộc đàm phán đều chưa thể được khởi động cho đến khi Anh chính thức rời khỏi EU. Nếu thỏa thuận này thành sự thật, nó sẽ có ư nghĩa chính trị rất lớn với đảng Bảo thủ của Anh, đang chủ trương ủng hộ Brexit.
Anh không có lănh hải thuộc khu vực Biển Đông nhưng là một trong các quốc gia có quan điểm ủng hộ đồng minh Mỹ trong việc duy tŕ hoạt động tuần tra đảm bảo tự do hàng hải và tự do hàng không tại Biển Đông và cam kết sẽ thực hiện các hoạt động này.
Các nguồn tin ngoại giao cho biết, Anh trước đó từng điều tàu chiến tới gần quần đảo Trường Sa thuộc chủ quyền của Việt Nam ở Biển Đông, nơi Trung Quốc có các hoạt động bồi đắp, xây dựng đảo nhân tạo và triển khai vũ khí.
VietBF © sưu tập