Đó là việc Thổ Nhĩ Kỳ đang tiến về phía Đông Syria. Đây là hành động khiêu khích thậm chí bị cho là chọc "tổ kiên lửa" mang tên Mỹ.
Thổ Nhĩ Kỳ sẽ hành động ở phía Đông sông Euphrates tại Syria và thiết lập các khu vực an ninh giống như những ǵ họ đă làm ở phía Tây Bắc Syria, Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan cho biết trong một b́nh luận trên truyền h́nh vào ngày hôm nay 24/9.
Đầu năm nay, Thổ Nhĩ Kỳ đă tiến hành một chiến dịch quân sự nhằm giành quyền kiểm soát đối với vùng Afrin của Syria từ tay các chiến binh người Kurd YPG – một nhóm vốn bị Ankara coi là tổ chức khủng bố. YPG cũng kiểm soát vùng phía Đông sông Euphrates tại Syria.
“Theo ư Chúa, trong thời gian tới chúng ta sẽ gia tăng số vùng an ninh ở Syria, gồm cả phía Đông của sông Euphrates”, ông Erdogan nói trong một bài phát biểu khi thăm New York (Mỹ).
Tổng thống Mỹ Donald Trump và người đồng cấp Thổ Nhĩ Kỳ Erdogan.
Trước chiến dịch tại Afrin, Thổ Nhĩ Kỳ cũng tiến hành một hoạt động xuyên biên giới mang tên “Khiên Euphrates” nhằm vào cả các chiến binh YPG và Nhà nước Hồi giáo tự xưng (IS) ở Đông Afrin.
Sau khi hoàn thành “Khiên Euphrates” vào đầu năm 2017, Thổ Nhĩ Kỳ thiết lập các hệ thống quản trị địa phương nhằm kiểm soát lănh thổ ở vùng đă được giải phóng và bảo vệ bởi lực lượng Thổ Nhĩ Kỳ. Điều tương tự cũng được thực hiện ở Afrin.
Trong quá khứ, ông Erdogan từng nói về một chiến dịch quân sự mới nhằm vào YPG ở biên giới Syria và nếu cần thiết th́ ở phía Bắc Iraq.
Việc Thổ Nhĩ Kỳ mở rộng chiến dịch quân sự tại các vùng đất do người Kurd kiểm soát ở Đông Euphrates sẽ khiến Ankara rơi vào nguy cơ phải đối đầu với Mỹ và các đồng minh NATO hiện đang triển khai lính cùng với lực lượng YPG chi phối ở vùng này.
YPG là đồng minh chủ chốt của Washington trong cuộc chiến chống lại Nhà nước Hồi giáo tự xưng (IS) ở Syria. Nhưng YPG cũng là lực lượng khiến Ankara cảm thấy như “cái gai” trong mắt, được coi là “mối nguy hại” với Thổ Nhĩ Kỳ trong hàng thập kỷ qua, thực hiện những cuộc nổi dậy ở phía Đông Nam Thổ Nhĩ Kỳ.
B́nh luận của ông Erdogan xuất hiện một tuần sau khi Tổng thống Nga Vladimir Putin thông báo về một thỏa thuận giữa quân đội Nga và Thổ Nhĩ Kỳ, trong đó hai bên sẽ thiết lập một vùng chống xung đột ở Idlib, Tây Bắc Syria.
Căng thẳng giữa Nga và Israel liên quan tới Syria đă xuất hiện trở lại sau khi bộ Quốc pḥng Nga đưa ra chỉ trích gắt gao về vai tṛ của Israel trong vụ máy bay Nga bị bắn hạ hôm 17/9, bất chấp những nỗ lực cố hàn gắn trước đó.
Theo đó, máy bay trinh sát Il-20 của Nga bị bắn hạ nhầm bởi lực lượng pḥng không Syria khi quân đội Damascus đang cố gắng phản công trước một cuộc không kích của Israel. Trong một bản báo cáo kết quả điều tra vụ việc, phát ngôn viên bộ Quốc pḥng Nga Igor Konashenkov nói rằng hành động của phi công Israel cho thấy một sự “thiếu chuyên nghiệp và cẩu thả”.
Máy bay Il-20 của Nga.
15 lính Nga đă thiệt mạng sau khi máy bay bị bắn hạ. Đây là một trong những vụ tai nạn gây thiệt mạng nhiều nhất cho lính Nga tại Syria kể từ khi Moscow điều quân tới quốc gia Trung Đông 3 năm trước.
Do không đưa ra cảnh báo đầy đủ với Moscow trước khi tiến hành không kích ở gần căn cứ Hmeimim của Nga tại Syria nên Israel đă vi phạm thỏa thuận Nga-Israel nhằm tránh xung đột trong các hoạt động không quân ở Syria, ông Konashenkov nói. Ông cho hay, một chiến đấu cơ của Israel đă lợi dụng máy bay trinh sát Il-20 của Nga làm lá chắn, khiến nó bị hạ gục trước hệ thống pḥng không Syria.
Ông Konashenkov gọi hành vi của Israel là “vô ơn” so với những ǵ mà Nga đă làm tại Syria để đáp ứng nhu cầu của Israel, trong đó có việc di dời quân Iran từ vùng Cao nguyên Golan do Israel kiểm soát và điều lính Nga tới tuần tra tại khu vực.
Israel đă đáp trả tuyên bố của Nga, cho hay nước này đă cung cấp cho Kremlin bản ghi chép chi tiết vụ việc trong đó cho thấy nước này hành động đúng với khuôn khổ thỏa thuận Nga-Israel.
Tuần trước, Tel Aviv cũng tuyên bố rằng chiến đấu cơ nước này đă trở lại không phận của họ khi các tên lửa được phóng đi.