Công nghiệp sản xuất vũ khí của Trung Quốc hiện phát triển như vũ băo. Đến Mỹ và ga c̣n phải ngạc nhiên. Mới đây quân đội Trung Quốc đă đưa vào biên chế hoạt động một loại tên lửa đạn đạo tầm trung (IRBM), có khả năng tấn công các căn cứ quân sự trên đất Mỹ.
Phát biểu trước báo giới, Đại tá Wu Qian, phát ngôn viên Bộ Quốc pḥng Trung Quốc cho hay: "Loại vũ khí mới được triển khai của Lực lượng tên lửa chiến lược (thuộc quân đội Trung Quốc) là tên lửa Đông Phong-26 (DF-26). Sau quá tŕnh thử nghiệm và vận hành thử nghiệm, mẫu tên lửa này đă sẵn sàng trang bị cho toàn bộ đơn vị và kể từ đó đă chính thức được biên chế hoạt động trong Lực lượng tên lửa chiến lược".
Theo trang The National Interest, DF-26 chính thức được quân đội Trung Quốc đưa vào sử dụng từ tháng 4 năm nay. Bắc Kinh lần đầu tiên giới thiệu trước công chúng loại tên lửa đạn đạo này trong lễ duyệt binh mừng chiến thắng hồi tháng 9/2015.
Tên lửa DF-26 tŕnh làng lần đầu tiên vào tháng 9/2015. Ảnh: Military.com
Đại tá Wu tiết lộ 4 đặc điểm then chốt của thế hệ tên lửa mới như sau: "Trước hết, DF-26 do chính Trung Quốc nghiên cứu, phát triển và chế tạo một cách độc lập, nên chúng tôi có toàn quyền sở hữu trí tuệ đối với loại tên lửa này. Thứ hai, DF-26 có thể mang theo cả đầu đạn thông thường và đầu đạn hạt nhân, có khả năng thực hiện cả các cuộc phản kích hạt nhân nhanh chóng lẫn những cuộc tấn công chính xác tầm xa và tầm trung".
"Thứ ba, DF-26 có thể giáng đ̣n tấn công chính xác vào những mục tiêu trên đất liền cũng như các tàu thuyền cỡ trung b́nh và cỡ lớn trên biển. Thứ tư, rất nhiều công nghệ mới đă được ứng dụng cho tên lửa này, giúp tăng hiệu năng, cải thiện khả năng tích hợp cũng như thông tin của nó", phát ngôn viên Bộ Quốc pḥng Trung Quốc nhấn mạnh.
DF-26 được mệnh danh là "sát thủ đảo Guam" với tầm bắn xa khoảng 3.000 - 4.000km. Ảnh: SCMP
Điều đáng nói, DF-26 có tầm bắn xa tới 3.000 - 4.000km. Với khả năng mang theo một đầu đạn thông thường hoặc hạt nhân nặng 1.200 - 1.800kg, loại IRBM này được đánh giá đủ sức bắn ch́m các tàu khu trục hạt nhân lớp Nimitz và lớp Ford của Mỹ, cũng như đánh trúng toàn bộ các căn cứ quân sự Mỹ ở Thái B́nh Dương, đặc biệt là căn cứ trên đảo Guam. Đây là lí do DF-26 c̣n có biệt danh là "sát thủ đảo Guam".
Do phục vụ các mục đích sử dụng khác nhau nên quân đội Trung Quốc được tin đă cho phát triển ít nhất 2 phiên bản của DF-26 là DF-26A và DF-26B. Trong đó, phiên bản dùng để tấn công các mục tiêu cố định trên mặt đất nhiều khả năng được trang bị đầu đạn kép (cả thông thường và hạt nhân), với sai số bắn trong khoảng 150 - 450 mét. C̣n phiên bản tên lửa chống hạm chắc chắn phải được thiết kế có tầm bắn chính xác hơn, với sai số rất nhỏ, không quá 10 mét.
Quân đội Trung Quốc đă trang bị 22 xe chuyên chở và phóng tên lửa cho lữ đoàn tên lửa DF-26. Ảnh: Military.com
Trong dư luận từng có đồn đoán rằng, loại tên lửa được Trung Quốc đem thử nghiệm gần bán đảo Triều Tiên hồi tháng 5/2017 là DF-26. Song, quân đội Trung Quốc chưa bao giờ lên tiếng xác thực thông tin này.
Bất chấp các quan ngại của từ giới chức Washington, ông Wu nhấn mạnh, cũng giống như Mỹ và Nga, Trung Quốc hiện vẫn duy tŕ chính sách không sử dụng vũ khí hạt nhân tấn công trước. Nói một cách khác, các tên lửa DF-26 trang bị đầu đạn hạt nhân sẽ chỉ được dùng vào mục đích trả đũa.
Các nhà phân tích nhận định, việc đưa DF-26 vào biên chế trực chiến ám chỉ Trung Quốc đang tiếp tục các nỗ lực nhằm răn đe Mỹ cũng như vô hiệu hóa khả năng Washington chi viện cho các đồng minh và đối tác trong khu vực châu Á - Thái B́nh Dương.