Việt Nam chịu ảnh hưởng ǵ từ chiến tranh thương mại Mỹ - Trung? Việt Nam có nguy cơ bị áp dụng chính sách pḥng vệ của Mỹ. Có thể hưởng lợi xuất khẩu nhưng Việt Nam sẽ đối mặt nguy cơ tăng nhập siêu từ Trung Quốc.
Sau quyết định áp thuế 25% đối với 50 tỷ USD hàng hóa nhập khẩu từ Trung Quốc, mới đây Chính quyền ông Donald Trump đă tuyên bố sẽ áp thuế 10% lên quy mô hàng hóa trị giá 200 tỷ USD, có hiệu lực từ ngày 24/9 và mức thuế này sẽ tăng lên 25% vào đầu năm sau. Động thái leo thang căng thẳng thương mại này của Mỹ - Trung có thể gây lên tác động trực tiếp và gián tiếp với Việt Nam.
Hoạt động tại một doanh nghiệp dệt may của Việt Nam. Ảnh: Reuters
Về mặt tích cực, một số ngành hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam có thể được hưởng lợi. Số ngành hàng của Trung Quốc bị ảnh hưởng nhiều bởi mức thuế 10% khá tương đồng với nhóm hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam sang Mỹ, do đó dự kiến một số ngành hàng của Việt Nam có thể hưởng lợi trực tiếp.
Như hàng tiêu dùng, khoảng 27% tổng các mặt hàng Trung Quốc chịu áp thuế 10% thuộc ngành hàng này, trong đó có nhiều mặt hàng Việt Nam đang xuất khẩu vào Mỹ, đặc biệt là hàng may mặc, giày dép, thủy sản và nông sản. Chiến tranh thương mại leo thang sẽ tạo cơ hội cho các doanh nghiệp xuất khẩu của Việt Nam mở rộng thị phần tại Mỹ.
Máy móc, thiết bị cũng tương tự khi ngành hàng xuất khẩu trị giá gần 63 tỷ USD từ Trung Quốc sẽ bị tác động toàn bộ khi Mỹ áp thuế suất 10% (chiếm 31% danh mục đánh thuế). Tuy nhiên, giá trị xuất khẩu máy móc, thiết bị từ Việt Nam vào Mỹ năm 2017 lại khá khiêm tốn do đó, mức độ và tác động của việc đánh thuế là không cao.
Một điểm tích cực và cũng là cơ hội là xu hướng chuyển dịch đầu tư từ Trung Quốc sang các nước Đông Nam Á, trong đó có Việt Nam. Ngoài ra, một số doanh nghiệp Mỹ đang đầu tư tại Trung Quốc cũng có xu hướng chuyển dịch sản xuất sang các quốc gia khác.
Tuy nhiên, căng thẳng thương mại Mỹ - Trung có thể là cớ để ông Trump lập nên các hàng rào thuế quan, tăng thuế và ưu đăi khác để khuyến khích các tập đoàn Mỹ rút từ các nền kinh tế mới nổi về đầu tư trong nước, trong đó có Việt Nam. Điều này có thể khiến ḍng vốn đầu tư của các doanh nghiệp Mỹ có xu hướng tăng chậm lại.
Ở khía cạnh ngược lại, chiến tranh thương mại có thể tác động tiêu cực đến thương mại Việt Nam và nguy cơ Việt Nam bị áp dụng chính sách pḥng vệ của Mỹ.
Căng thẳng thương mại Mỹ - Trung Quốc leo thang sẽ ảnh hưởng tiêu cực tới thương mại và tăng trưởng kinh tế toàn cầu. Trong khi đó, Việt Nam đang là một trong những nền kinh tế có độ mở thương mại hàng đầu khu vực (tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa tương đương 190% GDP).
Trong ngắn hạn, thương mại của Việt Nam dự báo sẽ không bị ảnh hưởng nhiều do hầu hết các ngành, lĩnh vực Mỹ áp thuế cao với Trung Quốc đều không phải là ngành Việt Nam tham gia xuất khẩu đầu vào nhiều sang Trung Quốc. Tuy nhiên, nếu cuộc chiến thương mại tiếp tục leo thang, Mỹ sẽ áp đặt một số biện pháp hạn chế đối với hàng Trung Quốc khiến một số hàng hóa cùng chủng loại của Việt Nam bị ảnh hưởng (như đă từng xảy ra đối với mặt hàng thép, nhôm). Về lâu dài, tác động lan tỏa có thể rất lớn, khó định lượng được ảnh hưởng.
Do vị trí địa lư gần gũi, một nguy cơ khác là hàng hóa dư thừa của Trung Quốc không xuất khẩu được vào Mỹ sẽ chuyển hướng sang các thị trường khác, trong đó có Việt Nam. Với lợi thế cạnh tranh về giá, các sản phẩm này có thể gây sức ép lớn đến thị trường trong nước. Đồng thời, khi Trung Quốc không xuất khẩu được hàng hóa sang Mỹ, sẽ phải thúc đẩy tiêu dùng nội địa, giảm nhu cầu nhập khẩu. Những điều chỉnh trên có thể khiến nhập siêu của Việt Nam từ Trung Quốc tăng lên.
Đối với nguy cơ Việt Nam bị Mỹ áp dụng biện pháp pḥng vệ, trong số 3 điều kiện để xem xét đưa vào danh sách theo dơi của Mỹ, Việt Nam đă chạm 2. Việt Nam cần theo dơi sát sao và cần có chính sách để cân bằng thương mại hơn với Mỹ.
Tóm lại, dù có thể có được một số cơ hội hưởng lợi, nhưng rủi ro, thách thức từ cuộc chiến thương mại này là rất lớn, khó lường. Điều này đ̣i hỏi các nhà hoạch định chính sách, doanh nghiệp Việt Nam luôn bám sát, theo dơi, phân tích và dự báo, đưa ra các kịch bản ứng phó khác nhau. Cơ hội có, nhưng cần chủ động, tăng năng lực để tận dụng cơ hội xuất khẩu và tỉnh táo sàng lọc dự án đầu tư, tránh hệ lụy lâu dài.