Khi bạn thấy đổ mồ hôi ban đêm th́ tuyệt đối không được chủ quan. Có thể đó là dấu hiệu của bệnh tuyến giáp, lao phổi hay nhiễm trùng... thậm chí cả ung thư. V́ thế khi thấy có dấu hiệu này cần đến gặp bác sĩ.
Tác dụng phụ của một số loại thuốc
Theo Reader’s Digest, một số loại thuốc có thể là nguyên nhân phổ biến của bệnh mồ hôi trộm, gây trằn trọc, khó ngủ suốt đêm. Thuốc chống trầm cảm là loại thuốc phổ biến nhất gây đổ mồ hôi đêm. Khoảng 8-22% bệnh nhân sử dụng loại thuốc này thường bị tăng thân nhiệt vào ban đêm. Một số loại thuốc điều trị thần kinh, hay hạ sốt như acetaminophen, ibuprofen cũng có thể khiến bạn nóng, đổ mồ hôi.
Hạ đường huyết
Đối với những người bị bệnh tiểu đường loại 1, thức dậy suốt đêm v́ quá nóng có thể là dấu hiệu cảnh báo lượng đường trong máu xuống thấp. Đổ mồ hôi đêm, cùng với một số triệu chứng khác như đau đầu, gặp ác mộng có thể xảy ra khi cơ thể thiếu mức insulin cần thiết trước khi đi ngủ.
Hệ miễn dịch suy giảm
Nếu hệ miễn dịch của bạn bị giảm sút th́ bạn rất dễ bị nhiễm trùng do vi khuẩn tấn công, từ đó gây ra t́nh trạng sốt và đổ mồ hôi vào ban đêm. Một số căn bệnh nhiễm khuẩn phổ biến khác mà bạn có thể gặp phải là viêm nội tâm mạc, viêm tủy xương, áp-xe gan...
Bệnh lao phổi
Vi khuẩn thường phát triển trong phổi nên khiến người bệnh bị ho nặng và đau đớn về đêm nhiều. Người có bệnh lao phổi không chỉ bị sốt, mệt mỏi, đổ mồ hôi về đêm mà c̣n gặp phải t́nh trạng chán ăn, không có cảm giác muốn ăn bất kỳ món ǵ.
Ung thư
Ra mồ hôi ban đêm là triệu chứng sớm của một số bệnh ung thư, đặc biệt là ung thư bạch huyết. Trong trường hợp này, các cơn nóng rất mạnh, đến nỗi bạn phải thay quần áo khác. Tuy nhiên, ung thư thường kèm theo nhiều triệu chứng khác, do vậy, muốn chắc chắn, bạn hăy gặp bác sĩ để chẩn đoán chính xác.
VietBF © sưu tầm