Mỹ liên tiếp cho Nga "ăn đ̣n". Thực tế chứng minh rằng các biện pháp trừng phạt Nga là hiệu quả hơn. Thậm chí nhanh chóng hơn so với kỳ vọng và sẽ gây tổn hại nghiêm trọng hơn theo thời gian.
Đ̣n trừng phạt lịch sử
Tờ Foreign Affairs của Mỹ mới đây có bài viết phản bác các lập luận cho rằng các biện pháp trừng phạt Nga không hiệu quả, phản tác dụng và bị lạm dụng.
Theo tờ báo Mỹ, các biện pháp trừng phạt Nga đă chứng tỏ là hiệu quả hơn, nhanh chóng hơn so với những người chủ trương thực hiện chúng kỳ vọng. Ngay cả nếu chính quyền và Quốc hội Mỹ không thực hiện thêm bất ḱ biện pháp nào, th́ các biện pháp trừng phạt hiện tại sẽ gây tổn hại nghiêm trọng hơn theo thời gian.
Mỹ và Liên minh châu Âu lần đầu áp đặt các biện pháp trừng phạt Nga để phản ứng trước vụ sáp nhập Crimea hồi năm 2014. Đây là một bước ngoặt trong mối quan hệ giữa Nga và phương Tây, đồng thời được đánh giá là một bước ngoặt trong lịch sử trừng phạt.
Nga ra tay bất ngờ trong vụ Crimea hồi đầu năm 2014
Không nền kinh tế nào lớn như Nga đă phải chịu các biện pháp trừng phạt lớn trong thời gian gần đây. Chỉ các biện pháp giới hạn của Hội quốc liên đối với Italy, và của Mỹ đối với Nhật Bản, trước Thế chiến II mới có thể so sánh được. Nhưng không giống Italy và Nhật Bản khi đó, Nga là một nước cung cấp dầu khí chính cho phần c̣n lại của thế giới.
Trên thực tế, các biện pháp trừng phạt của phương Tây cho tới nay không thể khiến Nga thay đổi các chính sách của ḿnh. Nền kinh tế Nga vẫn đang trụ vững, thậm chí có nhiều lĩnh vực thích nghi và vượt lên khó khăn.
Tờ báo Mỹ cho rằng các biện pháp trừng phạt chưa bao giờ được nhằm để đạt được những điều nêu trên. Thay vào đó, chúng được thiết kế cho 3 mục tiêu: thứ nhất, để ngăn cản Nga leo thang gây hấn quân sự; thứ hai, để khẳng định lại những quy chuẩn quốc tế và lên án hành vi vi phạm chúng; và thứ ba, để khuyến khích Nga đạt được một dàn xếp chính trị - cụ thể, thực hiện đầy đủ các thỏa thuận Minsk về Ukraine.
Tờ Foreign Affairs khẳng định dựa trên các mục tiêu này, phần lớn những biện pháp trừng phạt đă có hiệu quả. Theo tờ báo này, có bằng chứng thuyết phục rằng vào thời điểm nổ ra cuộc chiến căng thẳng trong năm 2014-2015, viễn cảnh về các biện pháp trừng phạt đáng kể hơn nữa đă kiềm chế Nga leo thang trên thực địa và buộc Nga giảm bớt “tham vọng” của ḿnh.
Nga kỷ niệm ngày Hải quân 31/7 tại quân cảng Sevastopol, Crimea
Theo Foreign Affairs, các biện pháp trừng phạt cũng đă tái xác nhận rơ ràng những nguyên tắc của trật tự quốc tế mà Nga đă vi phạm. Điều này được cho là có tác dụng “đoàn kết” phương Tây trong phản ứng trước vụ Skripal với việc trục xuất chưa từng có tiền lệ 150 nhà ngoại giao Nga.
Tờ báo Mỹ tin rằng các biện pháp trừng phạt Nga đă có hiệu quả tốt hơn nhiều so với mong đợi, đồng thời không tỏ ra phản tác dụng như một số lập luận, trong đó có việc gia tăng tỷ lệ ủng hộ kỷ lục đối với Tổng thống Nga Vladimir Putin.
Nỗi đau sẽ kéo dài?
Giới phân tích Mỹ cảnh báo, những tác động đáng kể nhất của các biện pháp trừng phạt vẫn ở phía trước. Cụ thể, các biện pháp lấy đi công nghệ và tài chính nước ngoài của ngành năng lượng sẽ ảnh hưởng sâu sắc hơn nếu chúng được áp đặt lâu hơn.
Bằng chứng cho thấy Nga ngày cảng tỏ ra lo ngại là việc Chính phủ nước này hồi tháng 7 vừa qua đă soạn thảo kế hoạch toàn diện đầu tiên của ḿnh để chống lại các biện pháp trừng phạt.
Ngày 3/8, ông Nikolai Patrushev, thư kư Hội đồng an ninh Nga, lưu ư rằng các biện pháp trừng phạt đang tạo ra "những rắc rối nghiêm trọng" trong ngành năng lượng.
Foreign Affairs cho rằng Nga khó có thể “thích nghi” với các biện pháp trừng phạt của phương Tây v́ 3 lư do chính:
ADVERTISEMENT
Thứ nhất, các biện pháp trừng phạt đă gia tăng với “lư do hợp lư”. Theo đó, sự hợp lư này chính là những cái cớ mà phương Tây đă và đang sử dụng với mức độ tăng dần như vụ sáp nhập Crimea, cáo buộc Nga can thiệp vào miền Đông Ukraine, vụ MH17, cáo buộc Nga can thiệp các cuộc bầu cử của phương Tây, vụ Novichok…
Bằng chứng hiệu quả trừng phạt được Foreign Affairs đưa ra là các sự kiện ở Ukraine như Mariupol vào tháng 9/2014 và Debaltseve 5 tháng sau đó. Theo đó, các biện pháp trừng phạt của phương Tây đă kiềm chế và khiến các lực lượng được cho là của Nga không dám tiến vào hai thành phố này.
Thứ hai, Nga đă phải vật lộn để t́m ra cách thức mới vượt qua các biện pháp trừng phạt. Tuy nhiên, Foreign Affairs cho rằng các lệnh cấm nhập khẩu trả đũa mà Nga áp đặt đă không thể làm suy yếu quyết tâm chính trị của phương Tây và chỉ đơn thuần là có lợi cho các nhà sản xuất trong nước của Nga nhưng gây bất lợi cho người tiêu dùng Nga bằng việc đẩy giá thực phẩm lên.
Các nỗ lực giải cứu của chính phủ cho các công ty bị thiệt hại v́ biện pháp trừng phạt thậm chí làm tồi tệ thêm những rắc rối vốn có là sự kém hiệu quả và tham nhũng.
Nga cũng “vội vàng” t́m kiếm các đối tác mới, nhưng lại có ít lựa chọn và không có lợi thế. Điển h́nh là trường hợp với Trung Quốc v́ tờ báo Mỹ đánh giá Bắc Kinh có vị thế tốt hơn để định h́nh quan hệ Trung-Nga nhằm phục vụ lợi ích của ḿnh.
Binh sĩ và vũ khí Trung Quốc tham gia cuộc tập trận Vostok-2018 của Nga
Thứ ba, tờ báo Mỹ nhấn mạnh, trong số các lựa chọn th́ các biện pháp trừng phạt là “thông minh, chi phí thấp, không sát thương” cũng như phù hợp với sức mạnh tự nhiên của phương Tây.
Nga đă thực hiện cải cách quân sự đầy ấn tượng và tiến hành chiến tranh thông tin hiệu quả. Sức mạnh trỗi dậy của Nga đă gây bất ngờ và khiến phương Tây bối rối. Nhưng Foreign Affairs khẳng định Nga, giống như trước đây, vẫn yếu kém hơn các ḱnh địch của ḿnh về mặt kinh tế. Lợi thế lớn nhất của phương Tây nằm ở sức mạnh kinh tế và các biện pháp trừng phạt đă khai thác thực tế đó.
Với những lập luận về hiệu quả cũng như những “kinh nghiệm quư giá cho các cuộc tranh đấu trong tương lai”, tờ Foreign Affairs đề xuất phương Tây đừng từ bỏ các biện pháp trừng phạt.