Quân đội Nga bị đè bẹp hoàn toàn trong 4 trận đánh lịch sử. Đó là các thảm họa đối với quân đội Nga trong lịch sử quốc gia rộng lớn nhất thế giới này. Những trận đánh quan trọng đó là:
1. Trận chiến sông Kalka năm 1223
Khoảng 14 năm trước khi bị quân Mông Cổ xâm lược (1237-1240), nước Nga đă có cơ hội “làm quen” với các chiến binh dũng mănh này. Vào năm 1223, đội quân Mông Cổ gồm 30.000 người xâm lược lănh thổ của những người du mục Cuman – hàng xóm phía nam của Nga.
Người Cuman đề nghị phía Nga giúp đỡ. Một số hoàng tử Nga đồng ư trợ giúp cho họ. Liên quân Nga-Cuman đông tới 40.000 người đă đối đầu với quân Mông Cổ bên bờ sông Kalka ở khu vực mà ngày nay là vùng Donetsk.
Trận chiến sông Kalka. Tranh của Pavel Ryzhenko.
Trận chiến kết thúc trong thảm họa đối với phía Nga. Binh sĩ của các hoàng tử Nga đă phối hợp không hiệu quả với nhau cũng như với lực lượng Cuman, vốn từng là kẻ thù của họ. Trong khi đó, quân Mông Cổ tung ra những đ̣n đánh chính xác và phối hợp tốt, đè bẹp được liên quân Nga-Cuman, tiêu diệt tới 90% lực lượng này.
Các hoàng tử Nga nào không thoát thân được đă bị lính Mông Cổ bắt và ném xuống hào rồi lấp lên bằng những cánh cửa gỗ. Kẻ chiến thắng đă tàn nhẫn tổ chức tiệc tùng ngay bên trên các cánh cửa đó. Hậu quả, các nạn nhân bị vứt xuống hào đă chết ngạt, c̣n xương của họ th́ găy nát.
Trong trận đánh ở sông Kalka, quân Mông Cổ đă thử thách năng lực chiến đấu của người Nga và phía Nga đă không vượt qua được bài kiểm tra này. Từ đây nỗi sợ hăi lan rộng khắp các mảnh đất của Nga. Dân chúng Nga bắt đầu nghĩ đến điều tệ hại nhất. Cuối cùng điều đó cũng trở thành hiện thực, vào 14 năm sau, khi quân Mông Cổ xâm lược Nga vào năm 1237.
2. Trận đánh Narva năm 1700
Cuộc Đại chiến phương Bắc là một sự kiện định mệnh đối với cả Nga và Thụy Điển. Sau cuộc chiến này, một nước trở thành một cường quốc khu vực, nước c̣n lại ch́m dần vào bóng tối của dĩ văng vinh quang. Nhưng trước khi quân đội Nga ăn mừng đại thắng của ḿnh ở Poltava vào năm 1709, họ đă buộc phải hứng chịu một thất bại cay đắng ở Narva vào năm 1700.
Dù có lợi thế đáng kể về mặt quân số (40.000 quân Nga so với 9.000 quân Thụy Điển), quân Nga lại lạc hậu hơn. Chỉ có vài trung đoàn Nga, trong đó có trung đoàn Semenovsky và Preobrazhensky, là được thành lập theo các nguyên tắc quân sự phương Tây và có thể đối chọi được với những người lính tinh nhuệ của Vua Thụy Điển Charles XII. Quân Nga không đẩy lui được các cuộc tấn công tổ chức tốt của phía Thụy Điển. Đội h́nh Nga bị rối loạn, kéo theo một cuộc rút lui ồ ạt. Các sĩ quan Nga đầu hàng và quân Nga mất hầu hết các cỗ đại bác.
Chỉ có các trung đoàn tổ chức kiểu phương Tây là rút lui nhưng chính các đơn vị này lại tiếp tục chiến đấu. Pie Đại đế không quên ḷng can đảm của họ. Các trung đoàn Semenovsky và Preobrazhensky về sau trở thành nền tảng cho lực lượng Vệ binh Nga.
Hoàng đế Nga và Vua Thụy Điển đưa ra những kết luận khác nhau sau thất bại của Nga trong trận Narva. Pie tức tốc đẩy mạnh hiện đại hóa quân đội Nga. Tuy nhiên, Charles XII lại chủ quan cho rằng Nga không c̣n là một mối đe dọa nghiêm trọng nữa – nhận định sai lầm này đă khiến ông ta phải trả giá đắt 9 năm sau đó tại Poltava.
3. Trận Austerlitz năm 1805
Từ sau Cuộc Đại chiến phương Bắc (1700-1721), Nga không thua một trận đánh lớn nào. Tuy nhiên, chuỗi may mắn này đă bị thiên tài Napoleon bẻ găy tại trận Austerlitz vào năm 1805 khi Pháp chiến đấu với liên quân Nga-Áo.
Trận chiến này cũng được biết đến với cái tên Trận đánh của 3 Hoàng đế: Napoleon, Alexander I và Francis II. Và đây cũng là một trong các sự kiện chính của Loạt Cuộc chiến Napoleon.
Với 65.000 quân, Hoàng đế Pháp Napoleon đă đánh bại liên quân Nga-Áo có quân số khoảng 84.000 người. Sử dụng hiệu quả các dữ liệu trinh sát, Napoleon không chỉ đẩy lui cuộc tiến công của quân đội liên minh Nga-Áo, mà c̣n đập tan quân địch khi ông phản công.
Phe liên quân mất hơn 27.000 lính, trong khi Pháp chỉ mất có 9.000 lính. Trước nguy cơ bị bắt sống, các hoàng đế của Nga và Áo phải bỏ chạy khỏi chiến trường.
Thất bại tại Austerlitz đă gây rúng động xă hội Nga, vốn tự hào coi quân đội của ḿnh là bất khả chiến bại.
4. Trận Kiev lần thứ 1, vào năm 1941
Giai đoạn này quân Nga nằm trong đội h́nh Hồng quân Liên Xô. Năm 1941 là năm khủng khiếp đối với quân đội Xô viết. Khi đó quân đội phát xít Đức xâm lược Liên Xô, và trong giai đoạn đầu chúng đă khiến Hồng quân thua hết trận này đến trận khác và hứng chịu nhiều thương vong.
Một trong những trận thua nặng nề của Hồng quân khi ấy là trận Kiev lần 1.
Vào tháng 7/1941, những cuộc tấn công đầu tiên do Đức tiến hành nhằm vào thủ đô của nước Ukraine Xô viết đă bị đẩy lui nhờ vào khâu pḥng ngự tổ chức tốt của Hồng quân.
Tuy nhiên vào tháng 8/1941, t́nh h́nh xấu đi nhanh chóng. Thay v́ tấn công trực diện Moscow (thủ đô Liên Xô), trùm phát xít Đức Hitler đột ngột ra lệnh mở một cuộc tấn công lớn vào Kiev (thủ đô của Ukraine – một thành viên của Liên Xô).
Hitler dự tính, việc chiếm được Kiev sẽ mở ra đường tới các mỏ than và vựa lương thực màu mỡ của Ukraine. Một số đơn vị quân đội Đức đă được tái triển khai từ mặt trận Moscow về đây.
Bộ Tổng tư lệnh Liên Xô khi ấy đă dùng mọi nguồn lực để bảo vệ thủ đô Moscow và bị bất ngờ trước kế hoạch trên của Đức Quốc xă. Việc tái điều động khẩn cấp lực lượng dự bị và xây dựng bổ sung hệ thống pḥng ngự gần Kiev đă được thực hiện quá muộn.
Vào cuối tháng 8 và sang tháng 9 năm đó, các đội quân Đức hung hăn đă tung ra một đ̣n tấn công ác liệt vào Kiev, đánh tan lực lượng Xô viết pḥng ngự tại đây, bất chấp việc các chiến sĩ Xô viết đă kháng cự vô cùng ngoan cường. Dù bị bao vây, lực lượng Hồng quân tại đây không chịu đầu hàng. Kết quả, phía Hồng quân có tới hơn 700.000 binh sĩ hy sinh, bị thương hoặc bị bắt. Thương vong phía Đức là hơn 120.000 người.
Khi ấy, Kiev thất thủ là một thảm họa đối với Liên Xô. Phương diện quân Tây Nam của họ gần như bị xóa sổ. Trên thực tế, Liên Xô không chỉ mất Kiev mà c̣n mất toàn bộ Ukraine. Quân đội phát xít Đức đă mở thông hành lang tới thành phố Stalingrad và bán đảo Crimea./.