Có rất nhiều cơn bão đang tấn công trên toàn thế giới. Vì sao hàng loạt siêu bão bất ngờ xuất hiện trên khắp thế giới?
Siêu bão Mangkhut sắp đổ bộ vào Philippines và hàng loạt những cơn bão khác đang đe dọa khắp nơi trên thế giới.
Siêu bão Florence sắp đổ bộ vào bờ đông Mỹ.
Theo RT, siêu bão Florence đã bắt đầu đổ bộ vào các tỉnh ven biển miền đông nước Mỹ. Một cơn bão khác mang tên Helene, đang hình thành ở phía đông đại dương và di chuyển về hướng châu Âu.
Ở biển Caribe, cơn bão nhiệt đới Isaac đang dần gia tăng sức gió và có thể đổ bộ vào Jamaica trong tuần tới.
Một cơn bão khac mang tên Joyce, hình ảnh ở Ấn Độ Dương và đang hướng về hòn đảo của Bồ Đào Nha.
Cũng ở Đại Tây Dương, các nhà khí tượng phát hiện một cơn bão nhiệt đới đang hình thành ở Vịnh Mexico và có thể mạnh lên trong 48 giờ tới.
Ở Thái Bình Dương, siêu bão Mangkhut với sức gió lên tới 250 km/giờ đang tiến vào khu vực phía bắc Philippines.
Nhà khí tượng Tim Heller nói rằng, trong suốt sự nghiệp kéo dài 35 năm qua, ông chưa từng thấy hoạt động của bão mạnh mẽ và cùng một lúc đến như vậy.
“Đại dương như muốn nổ tung bởi các hoạt động của bão”, đó là tiêu đề đăng trên tờ Washington Post. Theo các chuyên gia, đây là thời điểm “vàng” để bão hình thành ở Bắc bán cầu.
Trong khi một số chuyên gia đổ lỗi cho biến đổi khí hậu, hai chuyên gia Hong Kong cho rằng, có nhiều yếu tố khiến cho bão ngày càng phát triển mạnh.
Người Mỹ gia cố lại nhà cửa trước sức gió của siêu bão.
Leung Wing-mo, cựu trợ lý giám đốc đài quan sát ở Hong Kong, nói hướng gió như hiện tại dẫn đến việc bão xuất hiện nhiều hơn ở Đại Tây Dương, mà không phải là phía nam Thái Bình Dương
“Rất khó để dự đoán nơi nào sẽ phải hứng chịu nhiều bão nhất. Bởi có nhiều thứ mà chúng ta chưa biết. Hong Kong cũng chỉ là chấm nhỏ trên bản đồ thế giới”, ông Leung nói.
Theo chuyên gia này, việc bão xuất hiện hàng loạt trong cùng thời điểm là một điều bất thường, nhưng cũng không quá bất ngờ.
Fong Chi-kong, một nhà khí tượng Hong Kong cho rằng, có nhiều yếu tố dẫn đến việc bão xuất hiện ngày càng nhiều hơn.
“Ngay cả khi biến đổi khí hậu là nguyên nhân, chúng ta cũng không thể khẳng định như X sẽ dẫn đến Y”, ông Fong nói.
Trong khi các chuyên gia cần thêm thời gian phân tích đại dương và sự hình thành của các cơn bão, người dân ở nhiều nơi trên thế giới được cảnh báo sẵn sàng đối phó với bão.
Siêu bão Mangkhut dự kiến sẽ tràn qua Philippines vào ngày 14.9, rồi tiến đến Hong Kong, trước khi đổ bộ vào Biển Đông.
Siêu bão Mangkhut được dự đoán có sức gió tương đương bão Hải Yến, từng khiến 6.300 người thiệt mạng năm 2013. Mangkhut cũng được dự đoán là siêu bão mạnh nhất lịch sử đổ bộ vào đặc khu hành chính Hong Kong.