Thị trường chứng khoán vài ngày gần đây đă bớt nóng. hị trường chứng khoán thời gian qua đă chứng kiến sự hưng phấn của nhà đầu tư khi cán mốc 1000 điểm. Mặc dù thời gian giữ mốc này không lâu nhưng mức sụt giảm cũng không đáng kể, cho thấy các nhà đầu tư vẫn đang kỳ vọng vào thị trường thứ cấp.
Giao dịch trên thị trường chứng khoán phái sinh trong tháng 8 giảm 35,67% so với tháng trước. Ảnh: ST.
Khối lượng giao dịch giảm 35,67%
Thị trường phái sinh là giải pháp hữu hiệu để giữ chân nhà đầu tư, tránh t́nh trạng họ tháo chạy khỏi thị trường chứng khoán khi thị trường cơ sở sụt giảm. Do vậy, khi thị trường cở sở giảm điểm mạnh th́ thanh khoản trên thị trường phái sinh tăng mạnh. Ngược lại, khi thị trường cơ sở tăng điểm trở lại th́ thanh khoản trên thị trường phái sinh giảm.
Theo Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX), giao dịch trên thị trường chứng khoán phái sinh trong tháng 8 giảm 35,67% so với tháng trước với việc khối lượng giao dịch chỉ đạt 1,83 triệu hợp đồng. Tính b́nh quân, khối lượng giao dịch đạt 79.539 hợp đồng/phiên, giảm 38,47% so với tháng trước.
Cùng với đó, khối lượng mở (OI) toàn thị trường giảm 9,12% so với tháng trước. Nếu tính đến cuối ngày 31/8/2018, khối lượng OI của toàn thị trường đạt 15.320 hợp đồng so với 16.858 hợp đồng tại thời điểm cuối tháng 7.
Theo HNX, mặc dù giao dịch trên thị trường giảm so với tháng trước, tuy nhiên số lượng tài khoản giao dịch phái sinh vẫn tiếp tục tăng lên. Tại thời điểm cuối tháng 8, số lượng tài khoản giao dịch phái sinh đạt 43.453 tài khoản, tăng 9,64% so với tháng trước. Quan sát thị trường có thể thấy, hoạt động giao dịch vẫn tập trung chủ yếu ở các nhà đầu tư cá nhân trong nước (98,7%). Sự tham gia của nhà đầu tư tổ chức trong nước chỉ chiếm khoảng 0,76% khối lượng giao dịch toàn thị trường, trong đó hoạt động tự doanh của các công ty chứng khoán giảm so với tháng 7, chiếm 0,71% khối lượng giao dịch. Giao dịch của nhà đầu tư nước ngoài trong tháng 8 tăng 12,4% so với tháng 7 tuy nhiên cũng chỉ chiếm 0,13% tổng khối lượng giao dịch toàn thị trường.
Theo Công ty Chứng khoán Sài G̣n (SSI), những chuyển biến tích cực từ thị trường cơ sở đă thu hút sự quan tâm của nhà đầu tư, khiến chứng khoán phái sinh bớt sôi động. Cụ thể, chứng khoán bước vào tháng 7 Âm lịch với tâm lư tích cực nhờ số liệu lợi nhuận 6 tháng 2018 của các doanh nghiệp niêm yết. Cùng với đó, sau giai đoạn điều chỉnh sâu từ tháng 4 đến đầu tháng 7, tâm lư của các nhà đầu tư Việt Nam đă ổn định hơn khi hy vọng từ các ṿng đám phán thương mại và đồng USD đảo chiều giảm. Kế hoạch của Chính phủ Việt Nam về Chiến lược nâng hạng thị trường chứng khoán củng cố niềm tin cho giới đầu tư.
Có thể nói, về bản chất, thị trường chứng khoán phái sinh có vai tṛ bổ trợ cho thị trường cơ sở. Điều này giải thích tại sao thanh khoản của thị trường phái sinh thông thường sẽ tăng rất nhanh trong các giai đoạn thị trường cơ sở rung lắc, biến động mạnh. Đây cũng chính là hiệu ứng thị trường, giúp trấn an và ổn định tâm lư của nhà đầu tư.
Vẫn c̣n nhiều dư địa tăng trưởng
Bên cạnh sự ổn định của thị trường cơ sở, nhiều ư kiến cho rằng c̣n một nguyên nhân khác khiến thị trường chứng khoán phái sinh bớt "nóng" trong thời gian gần đây chính là việc Ủy ban Chứng khoán Nhà nước tăng tỷ lệ kư quỹ ban đầu đối với hợp đồng tương lai chỉ số VN30 từ 10% lên 13%, áp dụng từ ngày 18/7/2018. Theo nhiều nhà đầu tư, với thị trường phái sinh non trẻ như Việt Nam, việc thực hiện các giải pháp “hăm” thị trường không phù hợp, không đúng thời điểm không chỉ đưa ra tín hiệu xấu đối với nhà đầu tư, nhất là nhà đầu tư nước ngoài, mà có thể gây nên những “phản ứng phụ” khó lường.
Tuy nhiên, theo nhận định của nhiều công ty chứng khoán, sự sụt giảm trên thị trường chứng khoán phái sinh thời gian gần đây là tất yếu và không đáng lo ngại, bởi thị trường chứng khoán phái sinh biến động theo từng ngày, và ở thời điểm hiện tại, các nhà đầu tư chưa phân bổ nhiều tiền vào chứng khoán phái sinh và vẫn đang ở trạng thái thăm ḍ.
Mặt khác, theo ông Vũ Phúc Toàn, Phó Giám đốc Pḥng thị trường chứng khoán phái sinh HNX, Trung tâm Lưu kư chứng khoán (VSD) có các mô h́nh định giá và định lượng rủi ro. Đó là cơ sở nền tảng quyết định tỷ lệ kư quỹ. Mức kư quỹ 13% được VSD tính toán theo t́nh h́nh biến động thị trường hiện nay và nằm trong biên độ dao động từ 11,2% đến 14,5%. Mức tăng này cũng không quá cao để gây áp lực nộp bổ sung kư quỹ cho các nhà đầu tư và tâm lư thị trường.
Ông Nguyễn Thành Long, Chủ tịch HNX cho biết, việc giao dịch phái sinh có sự trồi sụt liên tục cũng là quy luật tất yếu của thị trường, không tác động nhiều đến sự tăng trưởng của thị trường này. Đại diện HNX cũng khẳng định, khối lượng giao dịch hàng ngày như hiện tại trên thị trường mới chỉ đáp ứng được nhu cầu pḥng vệ rủi ro cho khoảng 3 - 4 tỷ USD, có nghĩa là đáp ứng được khoảng 2% danh mục của thị trường cơ sở, chưa tính nhu cầu của các nhà đầu cơ. Điều đó cho thấy, dư địa tăng trưởng của thị trường phái sinh c̣n lớn.
Dự báo thị trường chứng khoán phái sinh sẽ tiếp tục phát triển trong thời gian tới, đặc biệt khi sắp tới có sự tham gia của các nhà đầu tư tổ chức chuyên nghiệp lớn như quỹ đầu tư hay nhà đầu tư tổ chức nước ngoài. Hiện tại, thanh khoản tập trung 98-99% vào hợp đồng tháng, nhưng khi các nhà đầu tư tổ chức tham gia vào thị trường và pḥng ngừa rủi ro cho danh mục cơ sở sẽ làm tăng thanh khoản của các hợp đồng kỳ hạn dài.