Thế giới đang lo ngại chiến tranh đang sắp ập xuống Syria. Nga và Anh, Pháp, Mỹ muốn lấy Syria làm chiến trường? Rơ ràng là có chuyện chỉ trong ngày một ngày hai.
Trong những ngày vừa qua dồn dập có nhiều động thái mới báo hiệu rất có khả năng lại sắp xảy ra chuyện lớn ở Syria. Ở bên trong cũng như bên ngoài Syria đều thấy các đối tác liên quan có những chuẩn bị gấp gáp để ứng phó cho những kịch bản khác nhau có thể sẽ xảy ra.
Tổng thống Syria Assad.
Tất cả như thể đang bài binh bố trận cho bước ngoặt quyết định đối với chiến tranh trên đất nước này và hoà b́nh cho đất nước này. Những diễn biến mới này đă lên tới đỉnh cao với những phát biểu công khai từ phía Mỹ và đồng minh cũng như từ phía Nga và đồng minh.
Sau khi lực lượng Nhà nước Hồi giáo (IS) ở Syria bị đánh tan, bị mất lănh thổ kiểm soát và giờ buộc phải lẩn khuất trong sa mạc ở phạm vi nhỏ, chiến sự chính chỉ c̣n xoay quanh giữa chính phủ Syria của tổng thống Bashir al-Assad và lực lượng nổi dậy chống chính phủ. Một bên được Nga và Iran hậu thuẫn trong khi phía bên kia được Mỹ và đồng minh ủng hộ về chính trị, quân sự và tài chính cũng như bằng hoạt động quân sự can dự trực tiếp vào Syria nhằm vào chính phủ Syria.
Hiện tại, phe nổi dậy chống chính phủ của ông Assad tập trung ở vùng miền bắc Syria. Quân đội chính phủ Syria đang được bố trí và điều động lại làm cho thiên hạ tin rằng chính phủ Syria đang chuẩn bị cho chiến dịch quân sự tấn công phe chống đối để giải phóng nốt khu vực lănh thổ này. Với sự hậu thuẫn của Nga và Iran, việc đè bẹp lực lượng này và giành chiến thắng về quân sự là chuyện hiện rất khả thi đối với phe chính phủ Syria. Mỹ, Thổ Nhĩ Kỳ và đồng minh muốn ngăn cản cả trận đánh quyết định cuối cùng này lẫn thắng lợi quân sự hoàn toàn nói chung của phe chính phủ Syria bởi chuyện ai thắng thua trong trận này quyết định tương lai của sự hiện diện quân sự trực tiếp của họ - trong thực chất trái với luật pháp quốc tế - ở Syria và vai tṛ cũng như phần của họ trong giải pháp chính trị cho vấn đề Syria, tức là lợi ích của họ ở Syria thời hậu chiến.
Cho nên phía Mỹ và đồng minh cũng như phía Nga và đồng minh trong những ngày vừa qua đă tăng cường triển khai lực lượng và vũ khí đến khu vực xung quanh Syria, Nga và Iran để tham chiến trực tiếp, Mỹ và đồng minh để tấn công vào quân đội chính phủ Sỷia nhằm ngăn cả phe này thực thi chiến dịch quân sự và giành về thắng lợi quân sự hoàn toàn. Cố vấn an ninh quốc gia Mỹ John Bolton và đại diện của chính phủ Anh và Pháp đều đă đề cập với hoạt động quân sự này nếu "chính phủ Syria sử dụng vũ khí hoá học".
Có thể thấy được ở đây là Mỹ và các đồng minh kia đang chủ ư sử dụng lại con bài "vũ khí hoá học được sử dụng" để tấn công quân sự nhằm vào chính phủ Syria. Đối với họ, chỉ cần xảy ra chuyện hay có tin rằng vũ khí hoá học được sử dụng ở Syria th́ phía sử dụng đương nhiên là quân đội chính phủ Syria.
Chính v́ thế mà vừa đây, Nga đă lên tiếng cảnh báo về khả năng có kẻ ở Syria dựng chuyện sử dụng vũ khí hoá học để rồi đổ vấy hết mọi trách nhiệm cho chính phủ Syria và lúc nào cũng có thể tạo cớ để tiến hành những hoạt động quân sự tấn công quân đội chính phủ Syria. Bộ quốc pḥng Nga c̣n quả quyết đă có trong tay những bằng chứng xác thực về việc đặc nhiệm của Anh đă đến vùng miền bắc Syria để giúp phe chống chính phủ dựng chuyện sử dụng vũ khí hoá học.
Trong khi đó, chính phủ Syria và Iran đạt được thoả thuận mới về tăng cường hợp tác chính trị, quân sự và an ninh. Có thể thấy hai nước này không chỉ khẳng định quan hệ hợp tác gắn bó và tin cậy mà c̣n chuẩn bị cho thời hậu chiến ở Syria. Việc này tương phản sâu sắc với những đồn thổi cho rằng Mỹ và chính phủ Syria đă có những tiếp xúc bí mật đầu tiên và phía chính phủ Syria bác bỏ đề nghị của Mỹ đánh đổi việc Mỹ rút hết khoảng 2200 quân khỏi Syria lấy việc Iran triệt thoái quân đội hoàn toàn ra khỏi Syria.
Tất cả những động thái nói trên đều c̣n tác động tới cuộc gặp cấp cao giữa Iran, Thổ Nhĩ Kỳ và Nga dự kiến vào ngày 7 và 8.9 tới ở thành phố Taebritz (miền bắc Iraq) bàn về giải pháp chính trị cho vấn đề Syria. Sự kiện này khiến Mỹ và đồng minh không khỏi lo ngại sâu sắc về khả năng bị gạt ra ngoài lề tiến tŕnh t́m kiếm giải pháp chính trị cho vấn đề Syria và bị mất phần ở Syria thời hậu chiến.
Những động thái mới này tạo h́nh ảnh rối ren phức tạp và đầy hoả mù ở Syria. Rất khó phân biệt giữa thật và giả, giữa ảo và thực. Đúng là t́m ra nguồn lửa khó hơn nhận biết khói, nhưng rơ ràng là không có lửa th́ không thể có khói.